"Thực tế là mọi nước trên thế giới đều tham gia chủ nghĩa bảo hộ, nhưng Hoa Kỳ làm điều đó theo một cách đặc biệt đáng ngờ: liên quan đến các sản phẩm công nghệ cao nhất. Tức là, những loại xe điện đang được chuộng nhất. Mặc dù Nhật Bản thuộc số những nhà bảo hộ đầu tiên của sản phẩm này. Mà chính là nước cho ra đời mẫu xe hybrid thứ nhất trên thế giới, Toyota Prius, (chạy bằng cả động cơ xăng và điện). Người Nhật sau khi đã mua chiếc xe như vậy, đã nhận khuyến mãi nhất định. Ví dụ, khi sạc ắc-quy tại những điểm nhất định. Hoàn toàn có thể thực hiện như vậy được, vì thế ngày nay hầu hết dân Nhật Bản đều di chuyển bằng xe ô tô điện. Tuy nhiên, khi Hoa Kỳ nhúng tay vào chuyện này, thì trên thế giới chẳng mấy ai thích. Bởi tình hình kèm theo thực tế «tước đoạt» ngành công nghiệp của Cựu Thế giới. Ngành công nghiệp ô tô châu Âu buộc phải tích cực chuyển sang Hoa Kỳ, nơi do giá năng lượng thấp hơn nên tổng thành sản xuất và lắp ráp cũng rẻ hơn đáng kể", - chuyên gia Andrei Fesyun lưu ý.
Nhật Bản gióng lên hồi chuông báo động
"Đạo luật Mỹ được thông qua trước hết nhằm chống người châu Âu. Nói chính xác hơn, là chống lại các đại gia sản xuất ô tô ở Đức và Pháp. Ở đó có cái gọi là «ba ông lớn»: Volkswagen-Audi, Mercedes-Benz và BMW. Do đó, ngay từ mùa hè Brussels đã giữ lập trường rất khắc nghiệt. Tuy nhiên vào thời điểm hiện tại châu Âu đơn giản là chưa sẵn sàng cho cuộc chiến thương mại toàn diện với Hoa Kỳ. Tương ứng, ngành công nghiệp châu Âu, hiển nhiên, sẽ sớm bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhưng Nhật Bản, tất nhiên, cũng sẽ bị động chạm. Bởi xét cho cùng, bản chất của vấn đề thậm chí không hàm chứa ở «ưu việt xanh» của xe điện, mà là trong khoản khấu trừ thuế khổng lồ. Chính khoản thưởng bằng tiền mặt (lên tới 7.500 USD) sẽ trở thành luận chứng quyết định, hấp dẫn và kích thích người dùng mua xe Tesla của Mỹ thay vì BMW của Đức", - ông Alexandr Timofeev nói thêm.
"Hơn thế nữa, châu Âu cũng có thứ gì đó để cung cấp cho người tiêu dùng xe điện. Mà lại là trong cùng phân khúc giá như của Tesla. Do đó, Hoa Kỳ quyết định tham gia vào cuộc chiến khó khăn với các «lão trượng» sản xuất ô tô của châu Âu, và người Mỹ hành động theo phương pháp riêng của mình: không phải thị trường, mà là «sự bảo trợ hoàn toàn công nhiên» cho các sản phẩm Mỹ. Chẳng đáng ngạc nhiên khi Nhật Bản cũng phải lo ngại. Mặc dù ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng theo kiểu «tiếp tuyến» hơn, vì nước này đã mất vị thế trên thị trường toàn cầu sớm hơn nhiều so với người châu Âu. Vì vậy, lần này, vai trò «nạn nhân» chính được giao riêng cho châu Âu chứ không phải là Nhật Bản", - ông Alexandr Timofeev nói.