Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Metals.
Titan là một trong những kim loại phổ biến nhất trên hành tinh chúng ta, nó có ứng dụng rất đa dạng trong nhiều ngành công nghiệp nhờ có đặc tính nhẹ, độ bền cao và chống ăn mòn, các nhà khoa học của Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Quốc gia Volgograd (VolgSTU) lưu ý.
Các ứng dụng phổ biến của titan
Các hợp kim titan có nhiều ứng dụng đa dạng và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khác nhau: ngành hàng không vũ trụ, ngành đóng tàu và ngành ô tô. Các hợp kim titan đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra các bộ phận kỹ thuật hoạt động trong môi trường xâm thực, các chuyên gia của đại học VolgSTU cho biết thêm.
Có chú ý đến tầm quan trọng lớn đối với ngành công nghiệp của các đặc tính như độ bền cao chống lại tải trọng và tác động bên ngoài, các nhà nghiên cứu của VolgSTU đã phát triển một công nghệ mới để cải thiện các đặc tính này của hợp kim titan.
"Để làm cứng bề mặt, chúng tôi đã sử dụng quá trình xử lý cơ điện, bao gồm việc cho vật liệu tiếp xúc với dòng điện có mật độ cao (từ 200 A/mm2 đến 1000 A/mm2) và điện áp thấp (1,5–2 V) khi dụng cụ đi qua vùng tiếp xúc cục bộ (với diện tích khoảng 1,5–2 mm2) trên bề mặt của mẫu", - Igor Zakharov, trưởng Bộ môn "Sức bền vật liệu" của đại học VolgSTU cho biết.
Ông Zakharov nói thêm rằng, kết quả của tác động có chọn lọc lên bề mặt hợp kim titan là việc tạo ra một lớp đặc biệt có độ cứng cao hơn, có khả năng chống lại tải trọng và chống ăn mòn cao hơn. Tuổi thọ của các sản phẩm như vậy tăng 1,5–2 lần. Và sức bền tăng thêm 30-40%.
"Trên bề mặt chịu tác động có chọn lọc, nhiệt độ lên tới 1.200–1.500 ºC với tốc độ gia nhiệt (105–106 ºC/s). Nhờ đó xuất hiện một số lượng lớn các trung tâm pha mới và các hạt đã hình thành cố định nhanh chóng vì kim loại được làm mát với tốc độ cao (104–105 ºC /s)", - Igor Zakharov giải thích.
Công nghệ mới độc đáo ở chỗ nào?
Tính năng độc đáo của công mới được phát triển trên cơ sở quá trình xử lý cơ điện là ở chỗ: nhiệt độ cao và áp suất tác động đồng thời lên vật liệu với, dẫn đến sự hình thành của một cấu trúc đặc biệt làm tăng các đặc tính của vật liệu, nhà khoa học Igor Zakharov cho biết.
Theo ông, việc ứng dụng công nghệ mới vào công nghiệp sẽ mở rộng khả năng sử dụng hợp kim titan trong các thiết bị hoạt động trong điều kiện ma sát mạnh, ăn mòn và tải trọng, chẳng hạn như trong ngành hàng không, tên lửa và vũ trụ, thiết bị quân sự và y tế.