Chuyên gia lý giải Mỹ đang muốn đạt được những gì qua mức trần giá dầu Nga

Moskva (Sputnik) - Bằng cách tăng trần giá dầu của Nga, Hoa Kỳ thực sự đã tính toán sâu rộng trong đó, bao gồm nỗ lực giành lại ảnh hưởng trước đây của mình trên thị trường "vàng đen", Alexey Belogoriev, Phó Giám đốc phụ trách Chỉ đạo Năng lượng của Viện Năng lượng và Tài chính nói với Sputnik.
Sputnik
Ông lưu ý do các vấn đề trong ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ, tiềm năng sản xuất dầu hiện tại ở đó sắp cạn kiệt. Vào năm 2023, rất có thể, sự tăng trưởng sẽ tiếp tục, nhưng sẽ đạt đến đỉnh điểm. Đồng thời, trở lại giai đoạn 2014-2019, sản lượng dầu tăng nhanh ở Hoa Kỳ, phản ứng kịp thời với việc tăng giá, được coi là một loại điều tiết kinh tế của thị trường, trái ngược với OPEC+.

"Theo nghĩa này, sản xuất dầu đá phiến chắc chắn đã không còn đóng vai trò quyết định. Mất cơ chế này, Hoa Kỳ hiện đang đề xuất một lựa chọn mới dưới hình thức kiểm soát giá dầu của Nga. Vì vậy, tôi nghĩ có, tất nhiên, có những tính toán sâu rộng ở đây”, - chuyên gia lưu ý.

Theo ông, cùng với Hoa Kỳ, các nước phương Tây đang cố gắng giành lại quyền kiểm soát thị trường mà họ đã đánh mất vào đầu những năm 70, khi OPEC hoạt động đầy đủ.
Chuyên gia nói về hệ lụy đối với các nước áp trần giá dầu
"Cho đến thời điểm này, họ kiểm soát cả mặt hàng xuất khẩu chính và giá cả. Tất nhiên, việc đưa ra mức giá trần là một cơ chế hoạt động trong cùng một mặt phẳng", - Belogoriev nói.
Đó là lý do tại sao OPEC+ ủng hộ Nga trong các quyết định của mình về thỏa thuận dầu mỏ: được đưa ra để chống lại Nga, cơ chế này có thể biến từ cơ chế riêng thành công cụ chung, chuyên gia cho biết thêm.

Ông kết luận: "Người tiêu dùng thường ra lệnh về giá khi cung vượt quá cầu. Nhưng câu hỏi ở đây là anh ta ra lệnh như thế nào: theo cách kinh tế hay nhân tạo. Và vấn đề ở đây chính xác là ở tính giả tạo của cơ chế".

Tổng thống Nga thông qua nghị định về các biện pháp đặc biệt đáp trả việc áp trần giá dầu
Vào ngày 5 tháng 12 các biện pháp trừng phạt dầu mỏ của phương Tây bắt đầu có hiệu lực: Liên minh châu Âu ngừng tiếp nhận dầu của Nga được vận chuyển bằng đường biển, còn các nước G7, Úc và EU áp đặt giới hạn về giá đối với dầu vận chuyển đường biển ở mức 60 USD/thùng, việc vận chuyển và bảo hiểm dầu mua với giá đắt hơn mức nói trên bị cấm.
Thảo luận