Theo ý kiến của người đứng đầu Nội các Nhật Bản, nước chủ trì hiệp hội vào năm 2023 và cũng sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh của nhóm tại Hiroshima vào tháng 5, thế giới đang gặp nhiều vấn đề toàn cầu cần giải quyết.
"Những thách thức mà cộng đồng quốc tế phải đối mặt bao gồm nền kinh tế toàn cầu, an ninh năng lượng và lương thực, các vấn đề khu vực bao gồm Ukraina và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, giải trừ hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân, an ninh kinh tế và các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, bảo vệ sức khỏe và phát triển. Với tư cách nước chủ tịch, chúng tôi sẽ hướng dẫn các nhà lãnh đạo G7 thảo luận sâu hơn một cách cởi mở và trình bày rõ ràng các ý tưởng cũng như kế hoạch cho tương lai", - ông Kishida tuyên bố.
Trước đó, Đại diện thường trực của Nhật Bản tại LHQ Kimihiro Ishikane, Chủ tịch Hội đồng Bảo an vào tháng 1, đã lưu ý sự cần thiết phải tăng cường thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraina cả trong Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng LHQ. Nhật Bản cũng thông tin quá trình thống nhất về việc Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 trực tuyến.
Chiến dịch quân sự đặc biệt
Nga đã phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina vào ngày 24 tháng 2 năm2022. Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin nêu mục tiêu chiến dịch là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev hành hạ và diệt chủng trong 8 năm". Vì điều này, theo lời ông, đã lên kế hoạch thực hiện "phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina", đưa tất cả tội phạm chiến tranh chịu trách nhiệm về "tội ác đẫm máu đối với thường dân" ở Donbass ra trước công lý.