Tổng thư ký NATO mới
Vào tháng 7, tên của tân Tổng thư ký NATO sẽ được công bố tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh ở Vilnius. Tổng thư ký NATO hiện tại, Jens Stoltenberg, đáng lẽ phải từ chức vào ngày 1 tháng 10, nhưng lãnh đạo các quốc gia thuộc Hội đồng Bắc Đại Tây Dương đã quyết định gia hạn nhiệm vụ của ông cho đến ngày 30 tháng 9 năm 2023.
Theo truyền thông, các đại sứ NATO có thể bắt đầu thảo luận về ứng cử viên cho chức vụ Tổng thư ký mới vào tháng Hai năm nay. Trong số những ứng cử viên chính cho vai trò này, các nhà báo nêu tên Phó Thủ tướng Canada Christia Freeland, Thủ tướng Estonia Kaya Kallas, cựu Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez và Thủ tướng Ý Mario Draghi.
Bầu cử Verkhovna Rada của Ukraina
Vào mùa thu năm 2023, các cuộc bầu cử khóa 10 của Verkhovna Rada Ukraina sẽ được tổ chức. Lần trước, đảng «Đầy tớ nhân dân» của ông Zelensky nhận được 43,16% phiếu bầu. Kể từ đó, xếp hạng của đảng, giống như bản thân Zelensky, đã giảm dần, nhưng đến năm 2022, đã tăng trở lại.
Sẽ không còn lực lượng chính trị trước đây được coi là thân Nga và cạnh tranh với đảng của Zelensky. Nhưng các chuyên gia Ukraina chắc chắn trong cuộc bầu cử sẽ lại có thể chứng kiến các đảng của cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko và cựu Tổng thống Petro Poroshenko, những người đã giành vị trí thứ ba và thứ tư trong cuộc bầu cử vừa qua.
Phát hiện mới từ cuộc điều tra MH17
Tòa án ở Hà Lan vào tháng 11 kết luận người Nga Igor Girkin, Sergei Dubinsky và người Ukraina Leonid Kharchenko phạm tội bắn hạ chuyến bay MH17 và kết án tù chung thân vắng mặt. Đồng thời, tòa án không liên kết trực tiếp việc sử dụng hệ thống phòng không Buk với chuyến bay MH17 tới Nga, mặc dù tòa án bày tỏ quan điểm Nga có quyền kiểm soát DNR vào thời điểm đó.
Bộ Ngoại giao Nga, bình luận về quyết định của tòa án Hà Lan, nói tòa án đã tiếp nhận một cách có chọn lọc các tài liệu về vụ MH17 và bỏ qua nguyên tắc công lý vô tư, quá trình và kết quả tố tụng cho thấy nó dựa trên một mục đích chính trị, để củng cố giả thuyết về sự tham gia của Nga.
Hoa Kỳ đã nhiều lần từ chối cho phép Tòa án The Hague có được hình ảnh vệ tinh về địa điểm máy bay Boeing gặp nạn, và tuyên bố có thể nhìn thấy thời điểm phóng tên lửa. Ngoài ra, các bị cáo không được tiếp cận toàn bộ tài liệu vụ án. Người bào chữa liên tục lên tiếng yêu cầu dịch vụ án sang tiếng Nga — nhưng chỉ có vài trăm trang được dịch, trong khi bản thân hồ sơ có gần 40 nghìn trang. Thẩm phán từ chối yêu cầu này.
Vào mùa xuân năm 2023, kết quả của cuộc điều tra tiếp theo sẽ được công bố. Các chuyên gia lưu ý sự kiện sắp tới sẽ tiếp tục tạo ra những câu chuyện tin tức tiêu cực về Nga.
Đối thoại chiến lược
Dự kiến trong năm mới, Nga và Mỹ sẽ cố gắng nối lại các cuộc họp của ủy ban tư vấn song phương về Hiệp ước vũ khí tấn công chiến lược, văn kiện cuối cùng có hiệu lực giữa 2 nước trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, bị gián đoạn trước bởi đại dịch và sau đó tạm dừng theo ý kiến Moskva. Cuộc gặp tiếp theo lẽ ra được tổ chức vào cuối tháng 11 tại Cairo, nhưng do tình hình tiêu cực trong quan hệ Nga - Mỹ, Moskva đã hoãn cuộc họp vô thời hạn. Tình hình xung quanh Ukraina cũng ảnh hưởng đến quyết định hoãn cuộc họp. Nga không thích việc Hoa Kỳ ở Cairo chỉ muốn thảo luận về chủ đề nối lại các cuộc thanh tra mà họ quan tâm. Bất chấp việc cuộc họp bị hoãn bất ngờ, Hoa Kỳ cho biết họ sẵn sàng tổ chức lại càng sớm càng tốt.
Đáp lại, Moskva bày tỏ hy vọng Hoa Kỳ sẽ nỗ lực tận tâm để tạo điều kiện tổ chức phiên họp của ủy ban tham vấn song phương vào năm 2023 và quay trở lại thực hiện đầy đủ tất cả các điều khoản của Hiệp ước START.
Quyết định hoãn cuộc họp, như Moskva nói, không nhằm mục đích hủy bỏ thỏa thuận sẽ hết hạn vào năm 2026. Người ta cho rằng trong thời gian còn lại, 2 bên sẽ phải thống nhất về một văn bản mới đảm bảo sự ổn định chiến lược. Tuy nhiên, giống như nhiều định dạng khác, cuộc đối thoại về chủ đề này giữa Liên bang Nga và Hoa Kỳ đã bị đóng băng sau khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt ở Ukraina.
Thỏa thuận hạt nhân bị nghi ngờ
Việc đạt được thỏa thuận khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran lại đang bị đình trệ. Vào năm 2022, đã có những tiến bộ trong việc hồi sinh tài liệu, những bên tham gia chính trong quá trình này - Iran và Hoa Kỳ - mặc dù không trực tiếp nhưng đã trao đổi quan điểm và đề xuất. Tại các cuộc đàm phán ở Vienna, 2 bên liên quan đã chỉ ra một quá trình mang tính xây dựng. Ngay cả văn bản của thỏa thuận cần thiết cho việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân cũng đang được soạn thảo.
Tuy nhiên, vào cuối năm, Washington tuyên bố họ dự định tập trung sự chú ý vào một chủ đề khác - về việc Iran bị cáo buộc cung cấp vũ khí cho Nga trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraina, vốn liên tục bị Moskva và Tehran từ chối, cũng như việc phản đối ở Hoa Kỳ các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân, và đã đi vào bế tắc.
Iran đáp lại bằng cách nói họ không có ý định đàm phán thỏa thuận hạt nhân dưới áp lực và các mối đe dọa. Tuy nhiên, hai bên cuối cùng vẫn chưa đưa ra tuyên bố có thể coi là chính thức từ chối đàm phán, cũng như không nói về triển vọng trong năm mới.
Nỗ lực hòa giải Serbia và Kosovo
Trong năm mới, thế giới cũng mong chờ những nỗ lực mới nhằm hòa giải Serbia và Kosovo tự xưng. Vào tháng 11, dự thảo giải quyết các mối quan hệ do Pháp và Đức phát triển đã được đề xuất. Cụ thể, nó quy định các nghĩa vụ "phát triển quan hệ láng giềng tốt đẹp trên cơ sở bình đẳng", "tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau" và được hướng dẫn bởi mong muốn gia nhập EU của cả hai bên. Tuy nhiên, việc Belgrade công nhận nền độc lập của Kosovo, cũng như đồng ý gia nhập nước tự trị vào Liên Hợp Quốc, không được đưa ra trong thỏa thuận.
Tuy nhiên, Kosovo tuyên bố nhấn mạnh vào một thỏa thuận cuối cùng về việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với lãnh đạo Serbia vào tháng 3 năm 2023. Có vẻ như có lý do cho sự lạc quan như vậy: vào mùa thu, Belgrade và Pristina, thông qua sự trung gian của Brussels, đã thống nhất được về vấn đề biển số xe.
Tuy nhiên, tháng 12 năm 2022 lại dẫn đến đợt leo thang mới: một số sĩ quan cảnh sát người Serbia ở Kosovo đã từ chức để phản đối áp lực của Pristina đối với người Serbia ở Kosovo. Sau đó, "chính quyền" Kosovo đã bắt giữ một trong những cựu sĩ quan cảnh sát này, Dejan Pantic. Đáp lại, người Serbiaở Kosovo bắt đầu dựng rào chắn trên đường cao tốc.
Hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan
Armenia và Azerbaijan trong năm sắp tới, thông qua sự trung gian của cả Nga, Hoa Kỳ với Liên minh Châu Âu, đã bắt đầu thảo luận về một hiệp ước hòa bình trong tương lai. Một trong những khoảnh khắc tích cực vào cuối năm là thỏa thuận về một điều khoản, cụ thể là thiết lập quan hệ ngoại giao.
Năm tới, chúng ta có thể mong đợi những nỗ lực tiếp tục của Nga và phương Tây để giải quyết vấn đề này.