"Có thể có hai lý do khiến châu Âu buộc phải tách khỏi Hoa Kỳ. Thứ nhất là nếu nước Mỹ thời hậu Biden trở nên cô lập nhất có thể hoặc rơi vào tình huống tương tự như nội chiến. Thứ hai là hậu quả của các biện pháp trừng phạt của Mỹ, việc xóa bỏ mọi thứ liên quan đến Nga, việc hủy dự án Nord Stream-2 và việc bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho Hoa Kỳ với giá gấp bốn lần sẽ kích động tâm lý chống Mỹ mạnh mẽ trên khắp châu Âu", - chuyên gia lưu ý.
Ông cũng nói thêm rằng EU đã thất bại thảm hại trong cơ hội xây dựng hòa bình với Nga, không đối phó được với cuộc khủng hoảng di cư năm 2015 và hứng chịu dịch COVID-19. Tác giả tin rằng do những sai lầm này, châu Âu đã trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào Hoa Kỳ và buộc phải "tuân theo một cách mù quáng" Nhà Trắng về vấn đề khủng hoảng Ukraina.
Ông nói, khi phương Tây sụp đổ, các quốc gia khác sẽ thể hiện sự khôn ngoan của mình với chính sách mềm dẻo và trong việc trợ giúp Phương Tây nhưng không gây phương hại đến lợi ích và chính sách của các nước đó.
"Mọi thứ phải được thực hiện để tránh một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa phương Tây và phương Đông, bởi vì ngay cả một cuộc chiến tranh lạnh cũng sẽ ngăn cản chúng ta giải quyết các vấn đề cấp bách của nhân loại", - ông Oberg kết luận.
Tác động của các biện pháp trừng phạt chống lại Nga đối với nền kinh tế toàn cầu
Các nước phương Tây đang phải đối mặt với tình trạng giá năng lượng tăng cao và lạm phát tăng vọt do áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Matxcơva và chính sách từ bỏ không nhập nhiên liệu của Nga. Trong bối cảnh giá nhiên liệu, trước hết là khí đốt tăng cao, ngành công nghiệp ở châu Âu phần lớn đã mất đi lợi thế cạnh tranh, điều này cũng ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Ngoài ra, Hoa Kỳ và các nước châu Âu đang phải đối mặt với lạm phát kỷ lục trong nhiều thập kỷ.