"Một số thành viên NATO - trong đó có Đức - dường như muốn chấm dứt chiến sự ở Ukraina càng sớm càng tốt, ngay cả khi Kiev buộc phải nhượng bộ lãnh thổ. Còn Ba Lan lại mong muốn làm suy yếu Moskva về lâu dài", - bài báo viết.
Theo các chuyên gia từ Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu (ECFR), nhóm các nước ủng hộ việc sớm giải quyết khủng hoảng bằng biện pháp hòa bình bao gồm Đức và Pháp, trong khi các nước vùng Baltic, Cộng hòa Séc và Slovakia bằng mọi cách khao khát "chiến thắng" của Ukraina, nhưng Ba Lan mới là nước đứng đầu danh sách này.
"Ngay cả Mỹ và Anh, mặc dù cung cấp viện trợ quân sự đáng kể cho Ukraina, nhưng còn tỏ ra ít cấp tiến hơn", - bà Justyna Gotkowska, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu phương Đông của Ba Lan (OSW) nhận xét.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Ba Lan có "quan điểm điên cuồng đến mức rồ dại" đối với Nga.
Tổng thống Vladimir Putin trước đó lưu ý rằng Nga chưa bao giờ từ chối đàm phán với Ukraina nhưng bản thân chính chính quyền Kiev lại cấm việc này, "điều đó có vẻ hơi bất thường, thậm chí kỳ lạ". Tổng thống nhấn mạnh rằng Moskva không tìm cách quay bánh đà cho cuộc xung đột Ukraina, mà mong muốn chấm dứt nó. Theo ông, Nga luôn mở cửa đối thoại nếu Kiev đạt dên độ chín cho việc này. Trong khi đó các nước phương Tây ngày càng nói nhiều hơn đến việc Ukraina phải tiếp tục chiến sự, đồng thời cung cấp vũ khí và huấn luyện lực lượng vũ trang Ukraina trên lãnh thổ của họ.