Sáng ngày 9/01/2023, Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank; HoSE: VCB) tổ chức Hội nghị triển khai công tác Đảng và Nhiệm vụ kinh doanh năm 2023.
Năm 2022, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank lần đầu tiên vượt mốc 1 triệu tỷ đồng (1,15 triệu tỷ đồng) với mức tăng 19% so với năm 2021. Trong đó, tín dụng bán buôn tăng trưởng 18,5%, tín dụng bán lẻ tăng trưởng ở mức 19,4% so với năm 2021. Năng lực tài chính vững mạnh, quản trị rủi ro tốt, rót vốn chủ yếu cho lĩnh vực ưu tiên khiến Vietcombank được NHNN cấp room tín dụng ở mức cao nhất hệ thống.
Mặc dù lãi suất huy động luôn được Vietcombank duy trì ở mức hợp lý, thấp hơn nhiều ngân hàng TMCP tư nhân khác, song huy động vốn của Vietcombank năm 2022 vẫn tăng trưởng tốt. Huy động vốn thị trường I đạt khoảng 1,26 triệu tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2021, đạt 100% kế hoạch năm 2022.
Về các chỉ tiêu kinh doanh đặt ra trong năm nay, Vietcombank phấn đấu tín dụng tăng 12,8%, lợi nhuận trước thuế tăng tối thiểu 12% so với năm 2022, nợ xấu dưới 1,5%…
Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, Vietcombank
Triển khai đúng tiến độ với tinh thần quyết tâm cao nhất Phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng yếu kém sẽ tập trung vào 3 trọng tâm trong chuyển dịch cơ cấu hoạt động kinh doanh: Tăng trưởng tín dụng gắn với chuyển dịch cơ cấu tín dụng hiệu quả bền vững; tiếp tục cải thiện tỷ trọng thu nhập phi tín dụng, trọng tâm là thu nhập từ dịch vụ; cơ cấu danh mục nguồn vốn theo hướng gia tăng hiệu quả…
Như vậy, theo kế hoạch đề ra, năm 2023, Vietcombank cũng sẽ hoàn thành việc xây dựng phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng yếu kém.
Liên quan đến việc xử lý tổ chức tín dụng yếu kém, theo báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng đã phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu 2021 - 2025, trong đó hoàn thiện khung pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại và xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng...
Chính phủ cũng báo cáo, đề xuất Bộ Chính trị cơ chế xử lý với các ngân hàng yếu kém và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB); tái cơ cấu Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
Bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu hiện nay gồm Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank) và ba ngân hàng TMCP mua bắt buộc là Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank), Dầu khí toàn cầu (GPBank).
Riêng với SCB, từ cuối tháng 10, Ngân hàng Nhà nước đã đưa tổ chức tín dụng này vào diện kiểm soát đặc biệt. Đến nay Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục kiểm soát ngân hàng này và từng bước duy trì hoạt động ổn định và hạn chế những khó khăn cho SCB.