Như bản tin lưu ý, Berlin không thể bổ sung nguồn dự trữ của mình bằng việc mua dầu ngay cả từ các quốc gia khác, cụ thể là từ Kazakhstan. Để vận chuyển dầu thô từ đó cần trung chuyển qua đường ống dẫn dầu Druzhba của Nga. Do đó Berlin buộc phải đàm phán với Moskva về việc vận chuyển dầu.
Những biện pháp không hiệu quả của chính quyền Đức để đối phó với tình trạng thiếu dầu đã phải hứng chịu chỉ trích không riêng từ người dân mà còn từ các quan chức chính phủ.
“Triển vọng trong tương gây ra mối lo ngại đáng kể”, - đài CCTV kết luận.
Lệnh hạn chế đối với dầu của Nga
Vào ngày 5 tháng 12, lệnh cấm vận của EU đối với nguồn cung dầu của Nga có hiệu lực, mức giá trần bắt đầu được áp dụng, theo đó dầu thô từ Nga sẽ có giá không quá 60 USD/thùng. Những hạn chế này được quy định đối với dầu vận chuyển bằng đường biển, nghĩa là chúng không áp dụng cho Druzhba.
Vào cuối tháng 12/2022, Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các biện pháp trả đũa việc áp dụng chi phí cận biên đối với dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ của Nga. Cụ thể, sắc lệnh này cấm cung cấp theo hợp đồng đề cập đến giá trần, dự kiến sẽ có phản ứng theo cách tương tự đối với những nỗ lực hạn chế thương mại đối với cả sản phẩm dầu mỏ. Đồng thời nguyên thủ quốc gia có thể cấp giấy phép đặc biệt cho việc xuất khẩu dầu và các sản phẩm dầu của Nga vốn bị cấm theo sắc lệnh.
Ngày 29/12 Transneft thông báo đã nhận được đề nghị của công ty Kaztransoil xin sử dụng công suất bổ sung của đường ống dẫn dầu Druzhba để trung chuyển dầu đến Đức với số lượng 1,2 triệu tấn cho cả năm 2023. Thông tin này sau đó đã được phía Kazakhstan xác nhận. Như Transneft nêu rõ, 300 nghìn tấn dự kiến sẽ được bơm trong quý đầu tiên, tuy nhiên đề nghị này còn chờ sự chấp thuận của Bộ Năng lượng Nga. Phó Thủ tướng Alexander Novak thông báo sẵn sàng hỗ trợ hoạt động giao hàng nói trên.