Việt Nam sẽ là câu chuyện kinh tế thú vị nhất năm 2023

Việt Nam đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn thế giới. Điều này được thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả việc gia tăng số lượng các bài phân tích về chính trị và kinh tế của đất nước này trên các ấn phẩm có uy tín.
Sputnik
Ví dụ, tuần này, chúng tôi đã tìm thấy rất nhiều bài báo như vậy trên các tờ báo của Mỹ và Anh, cũng như nhiều loại thông tin trên các ấn phẩm điện tử ở những quốc gia khác. Những trang sử, chính sách đối nội và nền kinh tế - đó là những chủ đề cơ bản mà chúng tôi sẽ đề cập trong bài tổng quan truyền thống "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Bóng đen của chiến tranh Việt Nam trong lịch sử nước Mỹ

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, trên báo chí thế giới ngày càng có nhiều tài liệu được viết dưới dạng hồi ký về sự kiện này và những bài phân tích những bài học của chiến tranh Việt Nam. Tờ The Guardian của Anh viết rằng, sau nửa thế kỷ, người ta đã tiếp cận được các tài liệu liên quan đến việc Ủy ban Nobel chọn trao Giải Nobel Hòa bình năm 1973 cho Henry Kissinger và Lê Đức Thọ vì đã đạt được hòa bình ở Việt Nam. Theo các tài liệu này, khi chọn trao giải thưởng này, người ta đã hiểu rõ rằng, chiến tranh Việt Nam khó có thể kết thúc sớm. Như các bạn đều biết, đồng chí Lê Đức Thọ đã từ chối giải thưởng này.
Ông viết: “Khi hiệp định Paris về Việt Nam được tôn trọng, không còn tiếng súng và hòa bình thực sự được lập lại ở miền Nam Việt Nam, tôi sẽ cân nhắc nhận giải thưởng này”.
Việc ký Hiệp định Paris là thắng lợi của phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam
Henry Kissinger đã cố gắng trả lại Giải Nobel một ngày sau khi Sài Gòn sụp đổ, nhưng Ủy ban Nobel đã từ chối rút lại giải thưởng.
The Conversation khẳng định rằng, Chiến tranh Việt Nam tiếp tục phủ bóng đen lên cuộc sống của người dân Mỹ. Những bài học của Chiến tranh Việt Nam vẫn là lăng kính mà qua đó các chính trị gia, giới truyền thông và dư luận Mỹ thường nhìn nhận các cuộc xung đột vũ trang. Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, hầu hết người Mỹ đều lo sợ trước bất kỳ sự can thiệp của Hoa Kỳ hay việc sử dụng vũ lực ở nước ngoài vì hành động này có thể lại một lần nữa dẫn đến một thế bế tắc đẫm máu lâu dài. Kể từ đó, hội chứng Việt Nam vẫn đè nặng lên các chính sách đối ngoại và quân sự của Hoa Kỳ.

Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ngày càng quyết liệt

The Diplomat lấy làm tiếc về việc Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh bị miễn nhiệm. Tờ báo coi đây là một tổn thất đối với nền ngoại giao Việt Nam trong bối cảnh đất nước này đang rất cần một nhà lãnh đạo có kinh nghiệm và bản lĩnh, có thể điều hướng sự cạnh tranh giữa các cường quốc, hỗ trợ củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông, cũng như để vượt qua tình thế tiến thoái lưỡng nan ngoại giao do chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraina gây ra.
Ấn phẩm liệt kê những thành công trên mặt trận quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đạt được với sự tham gia của ông Phạm Bình Minh. Tác giả bài báo cho rằng, nhà ngoại giao này có thể tận dụng cơ hội để nâng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên tầm chiến lược, và cũng không loại trừ khả năng khi còn tại vị và trong Bộ Chính trị, ông Phạm Bình Minh có thể giữ được một trong bốn chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước.
The Washington Post - một trong những tờ báo lâu đời nhất của Mỹ - đăng một bài dài liệt kê những thành công gần đây của Việt Nam trong cuộc chiến chống tham nhũng quy mô lớn.
Đôi điều về "Tội quy vu trưởng" và câu chuyện "Mũi dại lái chịu đòn"

Một mình Việt Nam không thể thay thế Trung Quốc, toàn bộ Đông Nam Á có thể làm như vậy

Vietnam Briefing có một bài dài đánh giá những lợi thế của Việt Nam với tư cách là một điểm đến đang phát triển nhanh chóng cho hoạt động kinh doanh quốc tế và đầu tư nước ngoài. Tác giả liệt kê các lợi thế của Việt Nam, bao gồm hệ thống chính trị ổn định, kinh tế Việt Nam và thị trường nội địa phát triển mạnh mẽ, đủ số lượng lao động trẻ và lành nghề, sự gần gũi về địa lý của các nền kinh tế mới nổi hàng đầu của Đông Á và môi trường đầu tư nước ngoài (FDI) tương đối cởi mở.
Chính sách thân thiện với doanh nghiệp của Việt Nam nổi bật so với các nước Đông Nam Á khác, đây là “đất lành” cho dòng vốn FDI chất lượng cao. Việt Nam cũng có quyền tự hào về một hệ sinh thái kinh doanh không ngừng cải thiện và một mạng lưới các hiệp định thương mại tự do mạnh mẽ. Những bất ổn gần đây trong chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu, việc đóng cửa biên giới và cách ly toàn quốc cũng như chi phí lao động cao hơn đã thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với Trung Quốc ở một số lĩnh vực. Chính phủ Việt Nam đưa ra nhiều ưu đãi kinh doanh liên quan đến đầu tư và không ngừng nâng cao năng lực của mình thông qua các cải cách.
Hãng thông tấn Nga Krasnaya Vesna trích dẫn cách đánh giá của Công ty tư vấn đầu tư BDA Partners của Anh về nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế tầm trung phát triển nhanh nhất toàn cầu vào năm 2023, cũng như ý kiến của bà Antoinette Sayeh, Phó Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Bà cho biết, IMF ước tính Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế nổi bật ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Forbes Kazakhstan, ấn bản của tạp chí Forbes tại Kazakhstan, viết rằng, Việt Nam có thể được gọi là câu chuyện đầu tư và kinh tế vĩ mô thú vị nhất vào năm 2023. Theo các chuyên gia, đến năm 2036, Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á chỉ đứng sau Indonesia, và sẽ xếp thứ 20 thế giới. Sự kết hợp giữa cải cách kinh tế đang diễn ra và hoàn cảnh địa chính trị chắc chắn đã khiến các chuyên gia đưa ra các dự báo lạc quan về tương lai của Việt Nam. Bộ Tài chính Việt Nam đang hoàn thiện dự thảo văn bản được kỳ vọng sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Theo tính toán của cơ quan này, số lượng nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán sẽ đạt 10% dân số vào năm 2030.
Tổng kết 2023 và Dự báo 2024
Có cơ sở để phương Tây không suy giảm niềm tin vào kinh tế Việt Nam
Tờ South China Morning Post đăng một bài dài để trả lời câu hỏi tại sao một mình Việt Nam không có khả năng thay thế hoàn toàn vị trí “công xưởng thế giới” của Trung Quốc. Đối với Việt Nam, linh kiện và bán thành phẩm chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc, thành phẩm chủ yếu được bán sang Hoa Kỳ. Việc xử lý chỉ một vài mắt xích trong quy trình sản xuất ở Việt Nam trái ngược với hệ sinh thái hoàn chỉnh của ngành sản xuất được tạo ra ở Trung Quốc. Khác với Trung Quốc, Việt Nam chưa có đủ lao động có tay nghề. Theo chuyên gia nổi tiếng Lê Hồng Hiệp từ Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak, trong khi một mình Việt Nam sẽ không bao giờ đánh bật được Trung Quốc, thì toàn bộ Đông Nam Á có thể làm như vậy về lâu dài. Trang thông tin Mondaq cung cấp Hướng dẫn So sánh về Thương mại Quốc tế, Các loại Thuế quan và Biện pháp trừng phạt, trong đó liệt kê các luật và quy định quản lý hải quan, kiểm soát và hạn chế xuất nhập khẩu, tiền phạt và biện pháp trừng phạt.
Còn Anadolu Agency (AA) của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin rằng, hôm thứ Ba, Tòa án Tối cao Philippines đã tuyên bố thỏa thuận ba bên của nước này với Trung Quốc và Việt Nam về thăm dò năng lượng ở Biển Đông - gọi là Thỏa thuận ba bên về tiến hành khảo sát địa chấn biển chung (JSMU) - là vô hiệu và vi hiến. Nikkei Asia cho biết rằng, việc mở cửa biên giới của Trung Quốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hai nhà xuất khẩu điện thoại và quần áo hàng đầu thế giới, nhưng suy thoái toàn cầu đang làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa của họ. Channel News Asia đưa tin rằng, nhà sản xuất xe điện BYD của Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một nhà máy ở Việt Nam để sản xuất phụ tùng ô tô, điều này sẽ làm giảm sự phụ thuộc của công ty vào Trung Quốc.
Seafoodsource viết rằng, tháng 12/2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiếp tục đà giảm 13% so với cùng kỳ năm 2021 và sẽ tiếp tục giảm trong quý 1/2023, nhu cầu toàn cầu được dự báo sẽ phục hồi trong nửa cuối năm nay. The Star đưa tin về lượng ô tô nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2022 đạt kỷ lục với 173.467 chiếc. Yahoo Finance phân tích thị trường giáo dục đại học của Việt Nam và dự đoán thị trường này sẽ tăng trưởng trung bình 15,3% cho đến năm 2027, đồng thời liệt kê những yếu tố khuyến khích và rào cản cho sự phát triển của thị trường này. Ấn phẩm chỉ ra rằng, chi phí giáo dục đại học ngày càng tăng là một yếu tố sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng của thị trường giáo dục đại học Việt Nam ở giai đoạn này.
Thảo luận