Tương lai nào cho tiền số?
“Năm 2022 là một năm tồi tệ đối với hầu hết các loại tài sản rủi ro do sự gia tăng về lạm phát và các đợt tăng lãi suất không ngừng của FED. Tuy vậy, căn cứ theo các phát biểu của ông Jerome Powell trong thời gian gần đây, cũng như về tình hình lạm phát nói chung, chúng ta hoàn toàn có thể trông chờ vào việc chứng kiến đỉnh lãi suất trong năm 2023. Một khi các vấn đề liên quan tới kinh tế vĩ mô không còn là mối lo ngại hàng đầu, khả năng xảy ra một đợt tăng giá nhỏ trong năm 2023 là hoàn toàn có thể, như cách mà thị trường Crypto đã tăng giá vào năm 2019”.
“Căng thẳng chính trị hiện tại giữa các quốc gia lớn đang làm ảnh hưởng đến nguồn cung vật tư (dầu, khi đốt, năng lượng, đất hiếm, kim loại hiếm...). Hàng hoá sẽ ngày càng trở nên đắt đỏ. Ở mức độ cá thể, người dân sẽ dần nhận ra đồng tiền kiếm được đang mất giá và họ sẽ có xu hướng tin vào những thứ hữu hình như vàng, đô la để tìm kiếm sự an toàn hơn là bung ra mua tiền ảo. Thêm vào đó, căng thẳng chính trị làm giá trị của các đồng tiền truyền thống thay đổi nhanh. Những đồng stablecoin dựa vào tiền tệ truyền thống cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng theo”.
Thị trường tiền số Việt Nam sau cú shock
“Trong lịch sử phát triển của ngành, đã từng có 2 kỳ lân của Việt Nam đạt mức định giá $1B trên thị trường. Thậm chí, đỉnh điểm dự án Axie Infinity - 1 tựa game “Play-to-Earn” đã có lúc đạt mức định giá $10B. Điều đáng tiếc ở đây rằng cả hai dự án trên đều không thể cống hiến cho ngành công nghiệp Crypto tại Việt Nam vì các vấn đề liên quan tới cơ chế pháp lý”, ông Nguyễn Thành Long nhận định.
“Uy tín của tiền số sụt giảm đặc biệt nghiêm trọng ở Việt Nam, kéo theo hệ quả là thị trường tiền số ở Việt Nam thành ra hai thái cực: người bình thường thì thấy nguội lạnh, còn người với tâm lý “đỏ đen” thì lao vào bạt mạng hơn. Tất nhiên sẽ không tránh khỏi bị lừa đảo, vòng xoáy “bị lùa-đi lùa lại” tiếp tục. Cả hai thái cực đều cho thấy sự mất niềm tin, chỉ là phản ứng khác nhau mà thôi”.
“Đối mặt với những nguy cơ sụp đổ của thị trường, thì còn đó là những dự án đang cố gắng xây dựng vì một tương lai bền vững của thị trường Crypto. Có những LUNA - UST thì trong tương lai chúng ta mới có những dự án Crypto có một cơ chế hoàn hảo để có thể phát triển bền vững. Có những sàn giao dịch như FTX, thì chúng ta mới có những sàn giao dịch khác có trách nhiệm, minh bạch hơn với tài sản của người dùng”, chuyên gia Nguyễn Thành Long bày tỏ.
Giải pháp nào cho thị trường Việt Nam khởi sắc?
“Chính vì thiếu các cơ chế pháp lý rõ ràng, hiện nay có rất nhiều dự án với mục đích không tốt, xuất hiện với vẻ ngoài bóng bẩy “Công nghệ Blockchain”. Các nhà đầu tư thiếu kiến thức là những người gặp tổn hại đầu tiên, tài sản của họ khả năng cao sẽ bị các dự án này lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Sâu xa hơn nữa, mác “Công nghệ Blockchain” này sẽ đem lại những điều tiếng xấu cho sự phát triển của ngành, khiến cho các nhà đầu tư không còn tin tưởng vào những dự án thực sự đem lại giá trị cho cuộc sống", vị chuyên gia chỉ ra.
“Chỉ có cách đó mới xây dựng được một cộng đồng vững mạnh và sạch sẽ. Nếu chúng ta muốn có một ngày tiền số được công nhận hợp pháp, và được tôn trọng, trước hết chúng ta phải hành động như một con người có tư cách. Tôi mong những nhà đầu tư khác và những người làm việc trong mảng tiền số cũng xây dựng một tư duy tích cực và đúng đắn", bà Minh Đinh hy vọng.