Tổng kết 2024 và Dự báo 2025

Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam lỗ kỷ lục nhưng “thời kỳ đen tối” với Hoà Phát đã qua

Hoà Phát – nhà sản xuất thép lớn nhất cả nước tiếp tục lỗ đậm gần 2.000 tỷ đồng do thị trường thép thế giới và Việt Nam diễn biến xấu, nhu cầu suy giảm. Tuy nhiên, giai đoạn khó khăn nhất với Hoà Phát đã qua.
Sputnik
Báo cáo tài chính cho thấy, lũy kế cả năm 2022, Hòa Phát đạt doanh thu 142.000 tỷ đồng, giảm 5% so 2021. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt hơn 8.400 tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021.

Hòa Phát lỗ kỷ lục hơn 2.000 tỷ đồng trong quý IV/2022

Cận Tết Nguyên đán, Tập đoàn Hòa Phát đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ quý cuối cùng của năm 2022 đầy khó khăn và kém khả quan.
Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam của “vua thép” Trần Đình Long tiếp tục báo lỗ kỷ lục thêm gần 2.000 tỷ đồng, kết quả hoạt động vẫn chưa thực sự khởi sắc do diễn biến chung của thị trường. Cụ thể, Quý IV/2022, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 26.000 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm trước, lỗ ròng kỷ lục hơn 2.000 tỷ đồng, tiếp tục lao xuống đáy mới sau quý 3 vừa ghi nhận lỗ hơn 1.700 tỷ.
Theo Hoà Phát, lũy kế cả năm 2022, doanh nghiệp của ông Trần Đình Long đạt doanh thu 142.000 tỷ đồng, giảm 5% so 2021. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt hơn 8.400 tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với năm trước.
Năm 2022, đánh dấu tròn 30 năm hoạt động trong ngành thép Việt Nam của Hoà Phát. Ông lớn thép Việt Nam này đã cung cấp cho thị trường 7,2 triệu tấn thép, giảm 7% so với năm 2021, bao gồm phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC). Đóng góp chính vào sản lượng bán hàng là thép xây dựng và HRC.
“Nước đi sống còn”: Nhà sản xuất thép Việt Nam Hòa Phát phải đóng 4 lò cao
Trong đó, thép xây dựng ghi nhận 4,2 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ và đóng góp 59% trong tổng sản lượng thép các loại. Mảng xuất khẩu đóng góp gần 1,2 triệu tấn. Thị phần trong nước tiếp tục ở vị trí dẫn đầu với gần 35%. Bên cạnh các dòng sản phẩm thép truyền thống, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất thành công các dòng thép chất lượng cao, đặc biệt là các dòng thép kỹ thuật khó như thép cuộn làm tanh lốp ô tô, đinh vít, và thép thanh vằn đóng cuộn. Đáng chú ý, thị trường xuất khẩu thép Hòa Phát đã mở rộng ở 5 châu lục.
“Việc khai thác các thị trường xuất khẩu mới giúp Hòa Phát đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, đồng thời góp phần thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam. Mặt hàng HRC đạt hơn 2,6 triệu tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ”, - Hoà Phát cho hay.
Sản phẩm ống thép của Hòa Phát cũng ghi nhận mức tăng sản lượng khoảng 11% so với năm 2021. Thị phần dẫn đầu cả nước với 28,5%. Tôn Hòa Phát nằm trong top 5 doanh nghiệp có thị phần lớn nhất.

Giai đoạn đen tối nhất đã qua đi

Hoà Phát cho biết, dự án nhà máy sản xuất container đang trong quá trình hoàn thiện, dự kiến sẽ chính thức ra sản phẩm trong Quý I/2023.
Ở các lĩnh vực kinh doanh khác, Hòa Phát cũng đã chính thức đưa nhà máy sản xuất điện máy gia dụng tại Hà Nam vào hoạt động, ra mắt sản phẩm máy lọc nước, máy làm mát không khí. Ở mảng nông nghiệp, Hoà Phát dẫn đầu về sản lượng cung cấp trứng gà sạch tại miền Bắc. Bất động sản khu công nghiệp của Hòa Phát đón nhận các nhà đầu tư thuê đất, mở rộng nhà xưởng.
Nhìn chung, có thể thấy, kết quả kinh doanh của Hoà Phát trong năm 2022 kém xa so với dự đoán của các công ty chứng khoán trước đó. Điển hình, SSI từng ước tính Hòa Phát đạt doanh thu thuần 139.013 tỷ đồng trong năm 2022 và 120.773 tỷ đồng năm 2023. Lợi nhuận sau thuế năm 2022 và 2023 ước đạt lần lượt 10.217 và 10.947 tỷ đồng.
Chứng khoán Việt giảm mạnh nhất thế giới, cổ phiếu Thép Hoà Phát và Vinhomes bị bán tháo
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) ước tính Hòa Phát trong năm 2022 đạt doanh thu thuần 139.320 tỷ đồng, lãi sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ khoảng 9.667 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tập đoàn thép đầu ngành khẳng định, Hoà Phát cũng như ngành thép đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trên đà hồi phục.
“Hòa Phát đã và đang theo dõi sát diễn biến thị trường để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh một cách linh hoạt”, - doanh nghiệp của ông Trần Đình Long nêu rõ.

Dấu hiệu tích cực trở lại

Thực tế, ngành thép đang có nhiều trợ lực để trở lại đường đua. Trong báo cáo chiến lược ngành thép năm 2023, Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định rằng ngành thép đã trải qua năm 2022 khó khăn dồn dập ở cả thị trường xuất khẩu và nội địa.
“Dự báo năm 2023, ngành thép sẽ chưa thể thoát khỏi khó khăn một cách nhanh chóng khi ảnh hưởng tiêu cực của các xung đột địa chính trị, suy thoái kinh tế sau Covid-19 cũng như lạm phát khó hạ nhiệt nhanh chóng trong năm 2023. Tuy nhiên, việc tiêu thụ thép trong nước năm 2023 có thể được hỗ trợ bởi đầu tư công”, - VDSC lưu ý.
Bên cạnh điểm sáng là đầu tư công và nguồn cung bất động sản trong nước hồi phục, triển vọng ngành thép Việt Nam trong năm 2023 có thể hồi phục tốt hơn nhờ động lực từ nhu cầu của thị trường Trung Quốc, khi các chính sách kích thích lại thị trường bất động sản bắt đầu có hiệu quả.
Theo SSI Research, nhu cầu thép thành phẩm trong nước có thể giảm ở mức một con số vào năm 2023. Dự báo xuất khẩu thép thành phẩm có thể giảm hơn 10% so với cùng kỳ trong năm 2023.
Dầu thô được giao dịch nhiều nhất, Việt Nam tiếp tục nhập siêu sắt thép
Tuy nhiên, giá thép và nguyên liệu thô ổn định hơn có thể giúp ổn định lợi nhuận của các công ty thép trong năm 2023. Dù vậy, nhu cầu yếu có thể dẫn đến hiệu suất sử dụng thấp, chỉ ở mức 60~75% (so với trên 80% trong năm 2022 và hơn 90% trong năm 2021), điều này sẽ gây áp lực lên doanh thu, dòng tiền và tỷ suất lợi nhuận của công ty trong năm tới. Cạnh đó, khoảng cách giá giữa Việt Nam và các thị trường khác ngày càng thu hẹp sẽ khiến tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu kém hấp dẫn hơn so với giai đoạn 2020-2021.
Với Hoà Phát, sản lượng bán hàng trong tháng 12 đã tăng trưởng trở lại 26% so với tháng trước đó, sau khi rơi về mức thấp nhất trong năm 2022.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HPG cũng phục hồi mạnh sau khi trôi về vùng đáy thấp nhất 12.000 đồng hồi đầu tháng 11/2022. Kết phiên 19/1, mã giảm 2,5% về giá 21.150 đồng.

Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 8,397 triệu tấn thép 2022

Nhận định về ngành thép năm 2022, VSA cho biết đây là một năm khó khăn và đầy thách thức khi thị trường tiêu thụ nội địa giảm sút, giá cả nguyên liệu sản xuất thép diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp thép rơi vào tình trạng khó khăn, thua lỗ.
Về tình hình xuất khẩu thép thành phẩm, tháng 12/2022 đạt 823 nghìn tấn, tăng 40,19% so với tháng trước, nhưng giảm 8,93% so với cùng kỳ năm 202. Trị giá xuất khẩu đạt 584 triệu USD, tăng 24,22% so với tháng 11/2022 nhưng giảm 39,11% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 8,397 triệu tấn thép giảm 35,85% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 7,99 tỷ USD giảm 32,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Mỹ đang ám chỉ thép Việt Nam là hàng Trung Quốc “trá hình”?
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam bao gồm: khu vực ASEAN (36,22%), Khu vực EU (18,37%), Hoa Kỳ (10,57%), Hàn Quốc (6,8%) và Hồng Kông (Trung Quốc) (4,1%).
Ở chiều ngược lại, VSA cho hay, tháng 12/2022 nhập khẩu thép thành phẩm vào Việt Nam đạt 946 ngàn tấn với kim ngạch đạt 810,82 triệu USD, giảm 1,69% về lượng nhưng ngang mức về trị giá so với tháng trước, tăng 4,23% về lượng nhưng giảm 20,92% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung năm 2022, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 11,679 triệu tấn với trị giá hơn 11,92 tỷ USD, giảm 5,62% về lượng nhưng tăng 3,04% về giá trị so với cùng kỳ 2021. Các quốc gia cung cấp thép chính cho Việt Nam bao gồm: Trung Quốc (41,65%), Nhật Bản (15,06%), Hàn Quốc (12,27%), Đài Loan (8,84%) và Ấn Độ (6,5%).
Thảo luận