“Nước đi sống còn”: Nhà sản xuất thép Việt Nam Hòa Phát phải đóng 4 lò cao

© Ảnh : Đầu tư Cổ phiếuCTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) vừa có thông báo gửi các đối tác cung ứng về việc dừng hoạt động một số lò cao tại Hòa Phát Dung Quất và Hòa Phát Hải Dương.
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) vừa có thông báo gửi các đối tác cung ứng về việc dừng hoạt động một số lò cao tại Hòa Phát Dung Quất và Hòa Phát Hải Dương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2022
Đăng ký
Để đảm bảo “tính sống còn”, Hòa Phát (HPG) của tỷ phú Trần Đình Long quyết định dừng hoạt động 4 lò cao (2 lò Hòa Phát Dung Quất, 2 lò Hòa Phát Hải Dương).
Đây là động thái ứng phó bắt buộc của Hòa Phát trong bối cảnh quý 3, HPG ghi nhận khoản lỗ quý lịch sử gần 1.800 tỷ, mức lỗ thứ hai trên thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ sau Vietnam Airlines.

Hòa Phát đóng 4 lò cao sản xuất thép

Tập đoàn Hòa Phát vừa thông báo đóng 2 lò cao ở Khu Liên hợp Dung Quất và 2 lò cao ở Khu Liên hợp Hải Dương trong bối cảnh thị trường thép khó khăn.
Hôm 7/11, trong một văn bản gửi đối tác, Công ty CP Thép Hòa Phát đã thông báo về việc dừng hoạt động một số lò cao ở Hải Dương và Dung Quất.
Hòa Phát lý giải, trong bối cảnh ngành thép bước vào giai đoạn ‘thoái trào’, để đảm bảo các hoạt động sản xuất và kinh doanh của tập đoàn được tiếp tục duy trì, tập đoàn quyết định dừng hoạt động 4 lò cao, bao gồm 2 lò cao ở Hòa Phát Dung Quất và 2 lò cao ở Hòa Phát Hải Dương kể từ tháng 11/2022.
Tỷ phú thép Trần Đình Long. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2022
Hòa Phát của tỷ phú thép Việt Trần Đình Long vào top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới
Tập đoàn của “vua thép” Trần Đình Long cũng nêu rõ, nhiều khả năng Hòa Phát sẽ phải dừng sản xuất thêm 1 lò cao nữa tại Dung Quất trong tháng 12 tới.
Tức là từ nay đến cuối năm, Hòa Phát Dung Quất có thể có 3 lò cao dừng hoạt động.
"Ngay khi chúng tôi chắc chắn về việc dừng lò cao thứ 3, chúng tôi sẽ có thông báo chính thức", - Hòa Phát cho biết.

Nước đi “sống còn”

Cần lưu ý rằng, sản xuất thép là quá trình tích hợp đồng bộ, thường vận hành liên tục 24/7 trong cả năm, ngoại trừ trong giai đoạn bảo dưỡng và nâng cấp. Khi lò cao dừng hoạt động, các công đoạn sử dụng nước gang lỏng sau lò cao cũng phải ngừng theo.
Việc dừng hoạt động lò cao, đương nhiên, là quyết định không dễ dàng với bất kỳ nhà sản xuất thép nào, không riêng gì với Hòa Phát.
Theo HPG, chi phí để khởi động lại lò cao sau khi tạm dừng hoạt động sẽ rơi vào khoảng 30 – 40 tỷ đồng/lò và thời gian sẽ tiêu tốn khoảng 5-7 ngày để lò hoạt động bình thường trở lại.
Ông lớn ngành thép Việt Nam coi giải pháp tạm dừng 4 lò cao là bước đi mang tính “sống còn” trong bối cảnh ngành thép gặp khó như hiện nay.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2022
Việt Nam sẽ thành công xưởng của thế giới và tham vọng Top 30 của Hòa Phát
"Chúng tôi tin rằng việc dừng hoạt động một số lò cao để giảm sản lượng trong thời điểm này là hoàn toàn hợp lý để đảm bảo tính sống còn của doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường đang rất khó khăn", - Hòa Phát lý giải thêm.
Ở thời điểm này, Hòa Phát có tổng cộng 7 lò cao luyện thép gồm 4 lò ở Dung Quất Quảng Ngãi và 3 lò ở Hải Dương.
Với quyết định vừa thông qua, 4/7 lò cao của Hòa Phát đã dừng hoạt động vì cuộc suy thoái ngành thép toàn cầu cũng như tình cảnh khó khăn, tiêu thụ chậm trong nước.
Hòa Phát còn một lò điện ở Hưng Yên sản xuất thép phế liệu, công suất 400.000 tấn/năm.

Sản lượng giảm mạnh

Hơn nửa năm qua, nhất là báo cáo tài chính quý 3 vừa công bố, Hòa Phát cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Giá thép giảm, đầu vào cao, nhưng lượng tồn kho lớn, tiêu thụ chậm khiến doanh nghiệp ngành thép hầu hết đều rơi vào cảnh ế ẩm, kinh doanh khó khăn.
Báo cáo của HPG cho thấy, đến cuối quý 3 vừa qua, Hòa Phát còn gần 45.000 tỷ đồng tồn kho. Do đó, việc giảm công suất ở thời điểm này được xem là phương án hợp lý để tập trung giải phóng hàng tồn còn lại của doanh nghiệp.
Sản lượng thép tiêu thụ giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, cũng là một trong những nguyên nhân thôi thuc Hòa Phát phải giảm bớt công suất hoạt động các nhà máy thép của mình vào thời điểm này.
Tháng 10 vừa qua, sản lượng thép thô của Hòa Phát chỉ đạt 567 ngàn tấn, giảm 19% so với cùng kỳ.
Tàu chở hàng đang chuyên chở các container - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2022
Trị giá 2.4000 nghìn tỷ đồng: Nhà máy sản xuất container Hòa Phát bao giờ hoạt động?
Trong khi đó, sản lượng bán hàng thép xây dựng, phôi thép, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 492.000 tấn, giảm đến 42% so với tháng 10/2021.
Trong số này, thép xây dựng đạt gần 210 ngàn tấn, chỉ bằng 45% so với cùng kỳ, còn thép cuộn cán nóng tăng 30%, vào khoảng 267 ngàn tấn.
Hòa Phát cũng thừa nhận, từ đầu quý 3 đến nay, sản lượng sản xuất và bán hàng của HPG giảm rõ rệt vì nhu cầu thị trường trong và ngoài nước đều yếu đi. Riêng tháng 10, sản lượng bán hàng thép xây dựng của Hòa Phát giảm mạnh, trong đó xuất khẩu sụt giảm tới 73%.
Do đó, kế hoạch thời gian tới, Hòa Phát sẽ điều chỉnh sản xuất và bán hàng linh hoạt theo diễn biến thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, trong đó, HPG sẽ ưu tiên quản trị tốt hơn lượng hàng tồn kho và tiết kiệm chi phí vận hành, tối ưu hóa hoạt động sản xuất.

Tình hình ảm đạm chung của ngành thép

Như Sputnik đã thông tin, quý 3 vừa qua, Hòa Phát ghi nhận doanh thu thuần đạt trêm 31.4 ngàn tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh nghiệp của tỷ phú Trần Đình Long cũng lần đầu tiên nếm mùi lỗ kể từ giai đoạn 2008-2009 với khoản lỗ được thông báo là 1.786 tỷ đồng, trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái lãi trên 10,3 ngàn tỷ.
Hòa Phát cho biết, kết quả kinh doanh quý 3 sụt giảm là do nhu cầu thép suy yếu cả ở Việt Nam lẫn trên thị trường quốc tế, giá nguyên liệu tăng cao, vật liệu leo thang, chi phí đầu vào lớn, nhất là giá than cao gấp 3 lần so với thông thường, tiếp cận vốn khó khi tín dụng bị thắt chặt, đồng tiền Việt Nam mất giá, USD tăng mạnh gây lỗ tỷ giá (do khoản nợ bằng đồng USD của doanh nghiệp) cũng như lãi suất tăng mạnh.
Thời gian qua, người ta cũng bàn nhiều về “lời tiên tri” ứng nghiệm của “vua thép” Trần Đình Long khi đánh giá về triển vọng “thê thảm” của ngành thép xét trên nhiều yếu tố diễn biến thời gian qua.
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.10.2022
Xe cảnh sát 113 xuất hiện trước cổng Vingroup gây xôn xao
Năm nay, Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 160.000 tỷ đồng, tăng gần 7% so với thực hiện năm ngoái và là mức cao chưa từng thấy trong lịch sử tập đoàn. Lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát phấn đấu đạt 25.000 – 30.000 tỷ đồng, thấp hơn 13-28% so với năm 2021.
Tuy vậy, sau 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát mới đạt 10.443 tỷ đồng, tương đương 42% mức mục tiêu lợi nhuận thấp của cả năm. Doanh thu 9 tháng đạt 116.559 tỷ đồng, tương đương 73% kế hoạch năm.
Bức tranh ảm đạm của ngành thép cho thấy, không riêng gì Hòa Phát phải chịu lỗ lịch sử. Nhiều nhà sản xuất thép khác của Việt Nam cũng đã phải cắt giảm công suất, ngưng vận hành nhiều lò sản xuất thép để ứng phó với tình hình hiện nay.
Điển hình như Công ty CP Thép Pomina (POM) thông báo dừng hoạt động sản xuất lò cao từ ngày 23/9 và chấm dứt hợp đồng lao động với một số cán bộ công nhân viên của công ty.
Hay như Công ty TNHH Thép Miền Nam – VNSTEEL hôm 25/10 cũng gửi thông báo đến cán bộ nhân viên về việc tổ chức nghỉ luân phiên theo kế hoạch ngưng sản xuất dài ngày từ tháng 10 đến tháng 12/2022.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала