Chuyên gia cho rằng Gazprom sẽ tăng cường xuất khẩu qua “Sức mạnh Siberia”

MOSKVA (Sputnik) - Nguồn khí đốt xuất khẩu của Nga trong những năm tới sẽ gia tăng chủ yếu nhờ cung cấp cho Trung Quốc thông qua đường ống dẫn khí "Sức mạnh Siberia”, các chuyên gia nhận định.
Sputnik

"Trong những năm tới, Trung Quốc sẽ là nguồn gia tăng xuất khẩu khí đốt chủ yếu của Nga qua đường ống. Nếu như vào năm 2022 nguồn cung cấp khí đốt từ Nga sang Trung Quốc lên tới gần 16 tỷ mét khối (con số Phó Thủ tướng Alexander Novak báo cáo là 15,5 tỷ mét khối), thì vào năm 2023 có thể đạt 22-23 tỷ mét khối - phù hợp với sự gia tăng nguồn cung theo kế hoạch thông qua đường ống dẫn khí "Sức mạnh Siberia”, - ông Alexander Amiragyan, giám đốc Trung tâm kinh tế ngành nhiên liệu và năng lượng thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược Nga đánh giá.

Chuyên gia Vasily Karpunin phụ trách bộ phận phân tích thông tin của BCS World of Investments nhất trí với nhận định này. Ông lưu ý rằng một đường ống dẫn khí khác đến Trung Quốc là “Sức mạnh Siberia -2” với công suất thiết kế gần 50 tỷ mét khối mỗi năm có thể trở thành hướng phát triển quan trọng nhất.
Gazprom đạt mức giao hàng hàng ngày tối đa mới cho Trung Quốc thông qua "Sức mạnh Siberia"
Tuy nhiên hiện nay dự án vẫn đang ở giai đoạn phát triển (chưa có thông tin chốt được thỏa thuận với Trung Quốc), còn việc cung cấp từ Sakhalin qua đường ống Sakhalin-Khabarovsk-Vladivostok có sự không chắc chắn về cơ sở tài nguyên, nguồn tin của Sputnik trong ngành này nhấn mạnh.

“Về ngắn hạn, kênh duy nhất để tăng trưởng xuất khẩu là “Sức mạnh Siberia”... các tuyến đường ống xuất khẩu mới sẽ xuất hiện vào giai đoạn gần năm 2030”, - ông Karpunin lưu ý.

Lượng khí đốt xuất khẩu của Gazprom sang các nước ngoài CIS (SNG) vào năm 2022 là 100,9 tỷ mét khối, thấp hơn 45,5% (84,2 tỷ m3) so với năm 2021. Việc cung cấp cho châu Âu vào năm ngoái theo tuyến chính là “Dòng chảy phương Bắc” và tuyến cân đối là “Yamal-châu Âu" đã dừng hẳn, qua hệ thống trung chuyển khí đốt của Ukraina giảm ba lần, nhưng lại tăng theo hướng châu Á - qua “Dòng chảy Siberia” đến Trung Quốc.
Thảo luận