Nhà thơ Giang Nam của “Quê hương” từ trần sáng mùng 2 Tết

Nhà thơ Giang Nam, tác giả của bài thơ “Quê hương” qua đời, hưởng thọ 94 tuổi.Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa xác nhận, nhà thơ Giang Nam từ trần lúc 7h sáng mùng 2 Tết Quý Mão (23/1/2023).
Sputnik

Nhà thơ Giang Nam qua đời

Gửi lời vĩnh biệt nhà thơ Giang Nam, tác giả bài thơ nổi tiếng “Quê hương”, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều viết:

“10:31 phút ngày 2/1/2023 (tức ngày mùng 2 Tết năm Quý Mão), nhà thơ Trần Chấn Uy gọi điện thông báo cho tôi: nhà thơ Giang Nam đã ra đi vĩnh viễn”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều báo tin trên Facebook.

Theo báo Tuổi trẻ dẫn thông tin xác nhận từ lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết, nhà thơ Giang Nam từ trần lúc 7h sáng mùng 2 Tết Quý Mão (23/1/2023) sau nhiều tháng được điều trị, chăm sóc tại bệnh viện.
Theo bác sĩ bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hoà, nhà thơ Giang Nam mất tại bệnh viện do tuổi cao, sức kiệt. Khi vào bệnh viện, nhà thơ Giang Nam đã bị suy đa phủ tạng.
“Nhà thơ được gia đình đưa vào bệnh viện điều trị, chăm sóc từ rất nhiều tháng và đến khoảng 5h sáng mùng 2 Tết Quý Mão (23/1/2023) thì bị ngưng tim. Sau một thời giang cấp cứu, đến 7h sáng cùng ngày, nhà thơ Giang Nam đã ra đi”, phía bệnh viện thông tin.
Lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Khánh Hòa cho biết, hiện đang chờ thông tin đầy đủ từ ban lễ tang và gia đình nhà thơ.
Nhà thơ Giang Nam

Giang Nam và Quê hương

Nhà thơ Giang Nam có tên khai sinh Nguyễn Sung, sinh ngày 2/2/1929 tại Ninh Bình, Ninh Hòa, Khánh Hòa.
ng từng là đại biểu Quốc hội khóa VI, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa II, III. Nhà thơ cũng từng giữ chức tổng biên tập báo Văn nghệ, chủ tịch Hội Văn nghệ Phú Khánh, phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.
Ông tham gia kháng chiến ở quê nhà từ năm 16 tuổi. Sự chọn lựa đi với cách mạng đã biến chàng trai Nguyễn Sung thành nhà thơ Giang Nam, và bày tỏ:
“Tôi cầm bút viết thơ là điều chính tôi cũng không ngờ, chủ yếu do tôi không thể dằn lòng trước nỗi đau của bà con và nỗi đau của riêng mình”.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ, nhà thơ Giang Nam sống hiền như cây, kiên định như cây, mạnh mẽ như cây và nở hoa kết trái như cây trong gió bão.
“Ông là một con người đã chọn Tổ quốc và thơ ca là lẽ sống của đời mình. Và suốt đời ông đã đi trên con đường ấy. Không có bất cứ điều gì, không có thách thức nào có thể thay đổi con đường của ông. Xin cúi đầu vĩnh biệt ông, nhà thơ của bài thơ Quê Hương bất diệt”, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam bày tỏ.
Giang Nam là tác giả các tác phẩm nổi tiếng được giảng dạy trong nhà trường như các bài thơ: Quê hương, Nghe em vào đại học, Tiếng nói Việt Nam và nhiều tác phẩm văn học khác, trong số này, “Quê hương” là nổi tiếng nhất.
Bài thơ “Quê hương” ra đời năm 1960 ở căn cứ Hòn Du, nằm phía tây thành phố Nha Trang. “Quê hương” đậm chất tự sự, như được ghi chép rất thật thà về tâm trạng của tác giả khi nghe tin người vợ của mình bị giặc bắt và đã hy sinh ở miền Nam.
Những năm tháng sống và nghỉ hưu ở Nha Trang, nhà thơ Giang Nam vẫn đều đặn sáng tác và quan tâm đến đời sống văn chương. Báo Nông nghiệp trích lại lời của ông từng nhấn mạnh:
“Chúng ta hãy sống hết mình vì đất nước và hãy loại bỏ những gì có thể hủy hoại hình ảnh đất nước. Nhà thơ rất cần chân thực, bởi chỉ có chân thực với chính mình thì thơ mới có giá trị. Thơ là cái tôi riêng, cái bản ngã của mỗi cá nhân và hãy nói tiếng nói của lòng mình, chứ đừng dùng thơ làm sự tiến thân, làm trang sức cho mình... Tôi tin rằng, lớp trẻ sẽ tìm ra những con đường, những ngả đường và khám phá mới cho thơ”.
NSND Trần Tiến qua đời
Trong sự nghiệp thơ ca của mình, nhà thơ Giang Nam đã được tặng thưởng giải nhì về thơ tạp chí Văn nghệ năm 1961 (bài thơ Quê hương), Giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (1960 - 1965) của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam về thơ (tập thơ Quê hương), Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.
Thảo luận