Như các nhà báo nhận xét, ở Đức vẫn chưa quên được những sự kiện thảm khốc vào giữa thế kỷ trước, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy người Đức không muốn cung cấp xe tăng.
"Việc Đức không muốn ở đây có thể được tóm tắt trong một từ, đó là "lịch sử". Người Đức muốn được coi là một đối tác chứ không phải kẻ xâm lược, họ đặc biệt nhạy cảm với việc cung cấp vũ khí tới những khu vực mà trong lịch sử vũ khí của Đức đã giết hàng triệu người. Người ta không muốn vũ khí của Đức lại được sử dụng để giết người ở những khu vực này", - ông Steven Sokol, chủ tịch Hội đồng Mỹ về Đức nói thêm.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius sau cuộc họp của nhóm liên lạc các nước NATO về việc hỗ trợ Ukraina cho biết, Đức chưa sẵn sàng cung cấp xe tăng Leopard cho Kiev, tuy nhiên đã chỉ định kiểm tra loại vũ khí này để đánh giá phương án đồng ý cung cấp trong tương lai.
Ngược lại, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết Đức sẵn sàng đáp ứng nếu có yêu cầu từ các nước thứ ba muốn cung cấp xe tăng do Đức sản xuất cho Ukraina.