Nhu cầu về các sản phẩm "Made in Vietnam" đang chậm lại

VinaCapital cho rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ giảm xuống còn 6% trong năm 2023 và nhu cầu về các sản phẩm "Made in Vietnam" đang chậm lại.
Sputnik
Các nguyên nhân ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam có thể kể đến như: Áp lực từ thế giới, Trung Quốc mở cửa trở lại, hay việc Việt Nam mở rộng đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng.

Kinh tế Việt Nam sẽ đi xuống năm 2023?

Vừa qua, VinaCapital đã công bố báo cáo với tiêu đề "Looking Ahead 2023" (tạm dịch: Hướng đến 2023).
Báo cáo nêu rõ, Việt Nam đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8% trong năm 2022, cao nhất trong vòng 25 năm gần đây, nhờ có sự thúc đẩy bởi tiêu dùng sau Covid-19, chiếm gần 2/3 GDP của Việt Nam.
Cụ thể, tiêu dùng doanh số bán lẻ tăng trưởng trong hầu hết các tháng năm 2022, và đến cuối năm 2022, lần đầu tiên tăng trở lại trên mức trước Covid-19.
Bên cạnh đó, lượng khách du lịch nước ngoài đã tăng đáng kể trong nửa cuối năm, nhưng tạm thời chỉ đạt khoảng 20% so với mức trước đại dịch.
Điện thoại và linh kiện “made in Vietnam” tiếp tục giữ ‘ngôi vương’ xuất khẩu
Tuy nhiên, Kinh tế trưởng VinaCapital Michael Kokalari dự báo, sang đến năm 2023, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ giảm xuống còn 6% vì 3 lý do chính như sau.
Thứ nhất, giai đoạn bùng nổ sau Covid-19 của Việt Nam đã kết thúc. Do ngành sản xuất chế tạo đóng góp khoảng 1/4 GDP, ngành xuất khẩu chiếm hơn 90% GDP, kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu, khi nhu cầu về các sản phẩm "Made in Vietnam" đang chậm lại nhanh chóng.
Thứ hai, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2023 thêm 2 điểm phần trăm thông qua việc thúc đẩy du lịch nước ngoài. việc mở cửa trở lại của Trung Quốc có thể sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam thêm 2% điểm thông qua tăng trưởng du lịch nước ngoài
Thứ ba, Chính phủ Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tăng Chi tiêu cơ sở hạ tầng từ 4%/GDP năm 2022 lên 7%/GDP năm 2023, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế dài hạn của đất nước.

Áp lực từ thế giới

Lĩnh vực sản xuất đã đóng góp lớn cho kinh tế Việt Nam trong năm 2020 và 2021, nhờ nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ và EU đối với "hàng gia dụng". Hoạt động sản xuất phục hồi đáng kể và đạt đỉnh vào giữa năm 2022.
Sau đó, nhu cầu chậm lại đã kéo theo sản lượng, việc làm và đơn đặt hàng tại các nhà máy của Việt Nam giảm khá mạnh trong nửa cuối năm.
Hàng tồn kho tại các nhà bán lẻ và các công ty Hoa Kỳ như Nike và Lululemon đã tăng khoảng 20% vào năm 2022. Điều này khiến cho các đơn đặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm theo vào cuối năm 2022.
Mỹ, Trung Quốc, EU tăng mua điện thoại ‘made in Vietnam’
Kinh tế trưởng VinaCapital cho rằng, các đơn đặt hàng xuất khẩu của nhà máy sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2023, vì các nhà bán lẻ ở Mỹ và EU phải mất ít nhất sáu tháng để xử lý hết hàng tồn kho dư thừa.
Bên cạnh đó, doanh số bán nhà ở Mỹ hiện đang giảm với tốc độ nhanh hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, qua đó làm giảm nhu cầu đối với đồ nội thất và các sản phẩm gia dụng khác sản xuất tại Việt Nam.
Cuối cùng, việc Fed và ECB tăng lãi suất vào năm ngoái sẽ còn khiến cho kinh tế Hoa Kỳ và châu Âu, hai nền kinh tế chiếm gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, chậm lại trong năm 2023.

Trung Quốc mở cửa

VinaCapital dự báo, lượng khách du lịch Trung Quốc sẽ phục hồi hoàn toàn vào nửa cuối năm 2023. Lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam sẽ tăng từ 20% so với mức trước Covid-19 vào năm 2022 lên 50% vào năm 2023.
Trước đây, du lịch nước ngoài đóng góp khoảng 10% vào GDP của Việt Nam. Do đó, việc phục hồi một phần lượng khách du lịch nước ngoài đã đóng góp khoảng 2% vào tăng trưởng GDP của Việt Nam vào năm 2022.
Khi lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam tăng lên, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể theo đó tăng hơn 2% trong năm 2023, qua đó bù đắp cho sự sụt giảm trong lĩnh vực sản xuất.
Điều gì giúp Việt Nam được VinaCapital đánh giá là “Vùng an toàn kinh tế”?
"Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ có một số tác động tích cực khác đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng việc khách du lịch Trung Quốc quay trở lại hoàn toàn vào nửa cuối năm 2023 sẽ là lợi ích lớn nhất đối với Việt Nam sau khi Trung Quốc từ bỏ chính sách 'Zero Covid", - ông Michael Kokalari nhận định.

Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng

Chính phủ Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tăng chi tiêu cơ sở hạ tầng từ 4%/GDP năm 2022 lên 7%/GDP năm 2023. Sách lược này được kỳ vọng sẽ giúp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế dài hạn của đất nước.
Thêm nữa, Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng khoảng 50% chi tiêu cho cơ sở hạ tầng trong năm 2023, từ khoảng 20 tỷ USD vào năm 2022 lên trên 30 tỷ USD vào năm 2023.
VinaCapital nói về SCB và Vạn Thịnh Phát: ‘Việt Nam không bị khủng hoảng tài chính’
Theo VinaCapital, cơ sở hạ tầng là điều cần thiết để giúp đảm bảo dòng vốn FDI tiếp tục chảy vào Việt Nam trong thời gian tới. Các dự án được đầu tư sẽ bù đắp cho lực cản đối với nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hoạt động sản xuất chậm lại.
Thảo luận