Điều này mới được biết bởi vì chỉ vài ngày trước cuộc điều tra đầu tiên được tiết lộ sau khi Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc đã lục soát trụ sở của Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc (KCTU). Theo báo chí Hàn Quốc, điều này được thực hiện để bắt giữ một số thành viên KCTU đã gặp gỡ bí mật với đại diện của Triều Tiên, và các cuộc tiếp xúc này đã diễn ra ở Việt Nam vào năm 2019 và ở Campuchia vào năm 2017.
Lập trường không mang tính xây dựng của Seoul
Theo luật pháp Hàn Quốc, nếu công dân Hàn Quốc liên hệ trái phép với đại diện của CHDCND Triều Tiên thì người này có thể bị xử phạt rất nặng, và thậm chí có thể bị áp dụng hình phạt tù chung thân. Tuy nhiên, theo các nhà lãnh đạo của Liên đoàn Công đoàn, trong trường hợp này, an ninh quốc gia không liên quan gì đến vụ việc này. Trên thực tế, chính quyền, thông qua các cơ quan mật vụ, muốn dàn dựng một vụ án chống lại các nhà hoạt động công đoàn, những người gần đây đã khá tích cực dẫn dắt công nhân tham gia biểu tình. Ví dụ, các cuộc biểu tình, đình công của các tài xế xe tải được tổ chức gần đây đã gây ra sự bất mãn của Tổng thống Yoon Suk-yeol. Bằng cách bắt giữ các nhà hoạt động công đoàn vì cáo buộc hoạt động gián điệp, chính quyền hy vọng sẽ tiêu diệt "bộ não" của phong trào lao động.
Vụ việc này do tình báo Seoul thổi phồng lên đã làm tôi nhớ đến một vấn đề lâu đời của Bán đảo Triều Tiên, về các kế hoạch thống nhất hai miền Triều Tiên. Ở Việt Nam, mọi người biết rõ thế nào là một quốc gia bị chia cắt làm hai. Các nhà lãnh đạo của CHDCND Triều Tiên, bắt đầu từ Kim Nhật Thành đã và đang đưa ra các chương trình về thống nhất liên Triều. Đối với các nhà lãnh đạo Triều Tiên, đây là mục tiêu quan trọng nhất.
Vào năm 2013, trong thông điệp năm mới, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã tuyên bố: "Thống nhất Tổ quốc là nhiệm vụ cấp bách lớn nhất không thể trì hoãn thêm nữa".
Mười năm đã trôi qua kể từ đó, nhưng chưa có bước tiến quan trọng nào trong việc thống nhất hai miền Triều Tiên do lập trường của Seoul.
Đã có một tia hy vọng vào năm 2018 sau khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng nhau ký Tuyên bố Bàn Môn Điếm về hòa bình, thịnh vượng và thống nhất bán đảo Triều Tiên. Ông Moon Jae-in đã không giấu giếm khát khao thống nhất hai miền Triều Tiên vào năm 2045.
Nhưng, vào năm ngoái, Tổng thống Moon mãn nhiệm, người kế nhiệm là ông Yoon Suk-yeol. Khi nói về mối quan hệ với nước láng giềng phía bắc, vị tổng thống đương niệm thậm chí không nhắc đến sự thống nhất.
Do đó, hoạt động tích của cơ quan tình báo quốc gia và cảnh sát Hàn Quốc là điều dễ hiểu. Trên thực tế, chúng ta đang chứng kiến giới cầm quyền Hàn Quốc từ chối ngay cả những thỏa thuận mà hai nước Triều Tiên đã nhất trí trước đó.
Tuyên bố năm 2018 nêu rõ: "Để phát triển bầu không khí hòa giải và gắn kết dân tộc, miền Bắc và miền Nam đồng ý tạo động lực cho hợp tác đa phương và trao đổi, di chuyển và liên lạc giữa các tầng lớp nhân dân khác nhau".
Và các đoàn viên công đoàn Seoul gặp gỡ với "anh em" của họ từ miền Bắc đã hành động theo hướng này. Nhưng, ngày nay, chính quyền Hàn Quốc đưa ra rất nhiều cáo buộc chống lại họ, bởi vì ê kíp tổng thống đương nhiệm giữ lập trường phản động trong cả chính sách đối nội và đối ngoại.
Hóa ra, trong năm 2019, Việt Nam đã hai lần tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề Triều Tiên: năm đó, Chủ tịch Kim Jong-un đã gặp Tổng thống Mỹ Trump tại Hà Nội, và Việt Nam cũng là nơi diễn ra "cuộc gặp gỡ bí mật" của công dân hai miền Triều Tiên.