"Hòn đảo này trở thành chốn lưu đày của Napoleon, người từng là hoàng đế Pháp và xâm lược cả châu Âu. Do đó, vào năm 1814, Sa hoàng Nga và các quốc vương khác đã bắt ông và gửi ông đến đảo Elba, cách Ý không xa. Nhưng Bonaparte đã trở lại ngai vàng, thế là Sa hoàng Nga lại sang Pháp, bắt Bonaparte và đày ông ra đảo St. Helena, nơi Bonaparte qua đời năm 1821".
Từ Paris, năm 1864: "Tình thế của quân Pháp ở Nam Kỳ rất khó khăn, việc chống lại phong trào kháng chiến đòi hỏi nhiều lực lượng và phương tiện của họ đến nỗi hoàng đế Napoléon III đã đồng ý thương lượng với các đại diện của hoàng đế Việt Nam. Họ đề nghị cho Pháp một khoản tiền chuộc để Paris từ bỏ yêu sách đối với Nam Kỳ. Napoléon Đệ tam đã sẵn sàng đồng ý với điều này, nhưng vào giây phút cuối cùng, dưới áp lực từ giới thương mại và công nghiệp của Pháp, ông đã từ chối đề nghị này".
Từ Bắc Kinh, năm 1885: "Trên thực tế, người Pháp không kiểm soát Bắc Kỳ. Bên ngoài các điểm đóng quân của họ, chính quyền Pháp không có quyền lực. Người Pháp phải liên tục chiến đấu với những người mà họ gọi là "băng đảng lang thang", nhưng, những người này có quyền được gọi là người yêu nước".