Nói về khả năng Nhật Bản và Ấn Độ có thể tham gia vào Liên minh, ông Mao Ninh chỉ ra rằng Bắc Kinh luôn có quan điểm rằng bất kỳ cơ cấu khu vực nào cũng "nên tuân theo xu hướng hòa bình và phát triển, tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực", tuy nhiên, bất kỳ liên minh tương tự nào, đại diện của Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa nhấn mạnh, cũngkhông được nhằm mục đích chống lại các bên thứ ba hoặc lợi ích của họ.
Ông Mao Ninh thay mặt Trung Quốc bày tỏ lo ngại và cảnh báo rằng việc thiết lập quan hệ đối tác an ninh ba bên giữa Washington, London và Canberra thông qua hợp tác quân sự có thể dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự làm suy yếu sự ổn định khu vực, làm tăng nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân và làm trầm trọng thêm cuộcchạy đua vũ trang ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Huy động toàn lực để kiềm chế Nga
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý rằng phương Tây, dẫn đầu là Hoa Kỳ, đang huy động toàn lực để kiềm chế Nga. Theo ông, Washington đã "bắt châu Âu làm nô lệ và đặt Châu lục này hoàn toàn phục vụ cho chiến lược thống trị của mình." Ông lưu ý rằng Hoa Kỳ đang theo đuổi chính sách tương tự đối với Nhật Bản, đồng thời sẽ "nỗ lựclôi kéo New Zealand và Canada và đến cả Hàn Quốc vào các liên minh tương tự kiểu AUKUS".