Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã “bóc mẽ” bản chất thật sự của Mỹ

“Có thể nói rằng, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã “bóc mẽ” bản chất thật sự của Mỹ không chỉ trong hiện tại mà còn trong quá khứ và cả bài học cho tương lai chính là: “Tất cả phải cảnh giác!”, - Nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn của Sputnik.
Sputnik
Trưa ngày 2/2/2023, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã có cuộc trả lời phỏng vấn cho ông Dmitry Kiselev - người dẫn chương trình truyền hình kiêm Tổng giám đốc của Hãng tin tức Nước Nga Ngày Nay (Rossiya Segodnya (Sputnik) và kênh "Rossiya 24".
Trong khuôn khổ cuộc phỏng vấn kéo dài gần một tiếng rưỡi, Ngoại trưởng Nga đã đề cập tới rất nhiều vấn đề liên quan đến địa chính trị thế giới, cuộc chiến của người Nga vì chủ quyền, sinh tồn của đất nước, những xu hướng và thay đổi đang và sẽ diễn ra trên toàn địa cầu.
Nhà nghiên cứu, chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng đã đưa ra bình luận trong cuộc trò chuyện với phóng viên Sputnik.

Lời cảnh báo của Ngoại trưởng Nga là cực kỳ cần thiết vào thời điểm này

Ngoại trưởng Sergei Lavrov, trả lời phỏng vấn ông Dmitry Kiselev đã nhấn mạnh: Những hành động phi pháp của phương Tây đối với Liên bang Nga khiến nhiều nước cảnh giác.
“Mọi thứ đã bị gạch bỏ khi họ cần trừng phạt Liên bang Nga. Việc những trừng phạt không hiệu quả lại là chuyện khác. Nhưng chính việc họ sử dụng những phương pháp không đúng luật này khiến tất cả phải cảnh giác”.
Liên quan tới phát biểu trên của Ngoại trưởng Sergei Lavrov, chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng bình luận:
Trong cuốn “Viết dưới giá treo cổ”, nhà văn Séc Julius Fucik đã viết: “Hỡi loài người, hãy cảnh giác!”. Do đó, lời cảnh báo của Ngoại trưởng Nga là cực kỳ cần thiết vào thời điểm này.

Tên gọi đầu tiên của chủ nghĩa thực dân

Giở lại lịch sử, chúng ta thấy, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc đã nhiều lần “đổi màu” như những con kỳ nhông chỉ nhằm một mục đích duy nhất là duy trì sự tồn tại của nó và trạng thái bóc lột của nó dựa trên quyền lực thống trị toàn cầu của nó. Hài hước và mỉa mai thay! Tên gọi đầu tiên của chủ nghĩa thực dân lại mang tên chính nhà hàng hải nổi tiếng đã đi vào lịch sử thế giới nhờ công lao tìm ra Châu Mỹ; ông Christophe Colomb.
Chúng ta từng biết đến một chủ nghĩa thực dân cũ được gọi là “Colonialism”, có nghĩa là “Chủ nghĩa Colombo” với sứ mệnh được các nước đế quốc Châu Âu đặt ra cho nó là chiếm đóng và chinh phục. Chúng ta đã quá hiểu sự chinh phục ấy. Đó là giết hết những kẻ chống đối, buộc số còn lại phải quy hàng và sáp nhập lãnh địa mới chiếm được thành một phần lãnh thổ của chính quốc.
Trước ảnh hưởng của tư tưởng xã hội chủ nghĩa phát triển giữa thế kỷ XX, trước những thất bại không thể cứu vãn của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, đế quốc Mỹ, quốc gia đứng đầu chủ nghĩa thực dân mới đã cùng với các đồng minh của họ ở Châu Âu tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít Hitler ở nước Đức Quốc xã với tham vọng sử dụng chủ nghĩa phát xít Đức để tiêu diệt Liên Xô, cũng có nghĩa là tiêu diệt nước Nga để rồi “nhảy vào” chia phần thắng lợi với nước Đức Quốc xã, chia nhỏ Liên Xô thành các quốc gia nhỏ bé và biến các quốc gia trong Liên Xô thành thuộc địa. Đó là điều mà cho đến bây giờ, người Mỹ vẫn cố gắng che giấu, bất chấp nhiều tài liệu lịch sử đã minh chứng cho điều đó.

“Đánh cắp” nền độc lập của Cuba, người Mỹ đã phát minh ra “Chủ nghĩa thực dân mới”

Sau Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Liên Xô, người Mỹ nhận thấy mô hình Chủ nghĩa thực dân cũ đã hết hiệu lực. Và người đánh dấu “chấm hết” cho chủ nghĩa thực dân cũ là Việt Nam. Với sự giúp đỡ của Liên Xô (nay là Liên bang Nga) và Trung Quốc, quân và dân Việt Nam đã đánh bại thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ, mở ra phong trào giải phóng thuộc địa trên toàn cầu. Sau năm 1954 đến những năm 1960, đã có tới hàng trăm quốc gia khắp Châu Á, châu Phi, Châu Mỹ Latin đã đứng lên giành lại quyền độc lập, tự chủ của mình.
LIVE: Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Sputnik
Nhưng với bài học kinh nghiệm là “đánh cắp” nền độc lập của Cuba, người Mỹ đã phát minh ra “Chủ nghĩa thực dân mới. Công lao giành độc lập cho Cuba thuộc về cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Cuba dưới sự lãnh đạo của các lãnh tụ Jose Marti và Maximo Gomez. Chính họ mới là những người giành được độc lập tự chủ từ tay thực dân Tây Ban Nha. Nhưng bằng những tay sai của mình, đế quốc Mỹ đã “đánh cắp” nền độc lập ấy.
Có thể nói không ngoa rằng Cuba cùng một số thuộc địa cũ của Tây Ban Nha ở vùng Caribe đã trở thành những thử nghiệm đầu tiên của chủ nghĩa thực dân mới. Ngày 31-12-1901, cuộc bầu cử tổng thống Cuba đầu tiên được tổ chức. Mỹ đã gây sức ép buộc tướng Bartolome Maso, người Cuba phải rút lui để Tomas Estrada Palma, một công dân Mỹ ứng cử trong trò hề “cuộc đua một ngựa”.
Ngày 2/3/1901, Quốc hội Mỹ thông qua Luật về chiếm đóng quân sự. Theo đó, Tu chính án Platt được bổ sung và sửa đổi 5 điểm vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Cuba. Các quy định này mãi đến năm 1934 mới bị bãi bỏ và thay thế bằng những thỏa thuận song phương mà Cuba luôn ở vào thế yếu, thế phụ thuộc. Và hơn nửa thế kỷ sau, mô hình ấy được lặp lại ở miền Nam Việt Nam bằng việc Mỹ dựng lên các chế độ tay sai bù nhìn Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu chỉ để phục vụ cho lợi ích của Mỹ.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã “bóc mẽ” bản chất thật sự của Mỹ

Tiếp tục bình luận về phát biểu của Ngoại trưởng Sergei Lavrov, chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng nói: Mô hình chủ nghĩa thực dân mới cách đối xử của Mỹ đối với các quốc gia nhỏ yếu. Còn đối với các nước lớn, bên cạnh chính sách thường xuyên của Mỹ là đối đầu thì Mỹ luôn là kẻ xúi bẩy nước này, nước nọ gây hấn với cường quốc đối thủ nhằm làm cho họ luôn trong tình trạng không yên ổn. Và nếu có một lãnh đạo quốc gia “điên rồ” nào đó giống như Hitler thì Mỹ luôn sẵn sàng sử dụng quốc gia này để làm suy yếu đối thủ thay cho việc tự mình phải làm điều đó.
“Có thể nói rằng, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã “bóc mẽ” bản chất thật sự của người Mỹ không chỉ trong hiện tại mà còn trong quá khứ và cả bài học cho tương lai chính là: “Tất cả phải cảnh giác!”, - Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn của Sputnik.
Thảo luận