Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Người Áo biểu tình phản đối việc cung cấp vũ khí

Người Áo tập trung gần đại sứ quán Đức để phản đối việc cung cấp xe tăng Leopard cho Ukraina. Họ tin rằng việc trang bị vũ khí sẽ chỉ làm leo thang xung đột và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ở châu Âu.
Sputnik

Việc chuyển giao xe tăng cho Ukraina

Vào ngày 25 tháng 1, chính quyền Hoa Kỳ đã công bố dự định chuyển 31 xe tăng M1 Abrams cho Kiev. Cùng ngày, Chính phủ Đức xác nhận sẽ gửi 14 xe tăng Leopard 2 tới Ukraina và cấp phép cho các nước khác tái xuất loại xe tăng này. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius, Leopard 2 sẽ được gửi đến Ukraina "cho đến cuối tháng 3". Anh, Na Uy, Ba Lan, Slovakia và Pháp cũng tuyên bố ý định cung cấp xe tăng do phương Tây sản xuất cho Kiev. Kiev dự kiến sẽ nhận được tới 140 xe tăng từ 12 quốc gia trong đợt đầu tiên.
Thư ký báo chí của Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Peskov lưu ý rằng mức độ căng thẳng xung quanh tình hình ở Ukraina đang gia tăng do các quyết định của Washington và áp lực của nước này đối với các quốc gia khác.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Hàng chục người tập trung ở Berlin để phản đối chuyển giao vũ khí và kêu gọi hòa bình

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina

Ngày 24 tháng 2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina. Ông nhấn mạnh rằng các kế hoạch của Moskva không bao gồm việc chiếm đóng Ukraina, mục đích chỉ nhằm phi quân sự hóa và phi phát-xít hóa Ukraina.
Các nước phương Tây đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt chống LB Nga. Đại hội đồng LHQ đình chỉ sự tham gia của Nga trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Theo Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Lực lượng vũ trang chỉ tấn công vào cơ sở hạ tầng quân sự và quân đội Ukraina, và tính đến ngày 25 tháng 3, họ đã hoàn thành các nhiệm vụ chính của giai đoạn đầu - làm giảm đáng kể tiềm năng chiến đấu của Ukraina. Ngày 19/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố bắt đầu giai đoạn tiếp theo của chiến dịch đặc biệt.
Thảo luận