“Mất sổ gạo” & “Đặt gạch”
“Công tác tại quân đoàn 2 - quân đoàn chủ lực của đất nước khi đó, tôi còn nhớ những năm 1978-1979 bộ đội đói kinh khủng. Đại đôi tôi có khoảng 120 người mà chỉ tiêu 2 kg gạo/ngày. Thậm chí, từng có thời điểm nhận lệnh bộ đội không được ăn cháo, ăn tạm rau rừng, cứ 5-7 ngày có gì ăn người dân giấu đem vào rừng cho bộ đội”.
“Từ nước mắm, đường cho đến quần áo đều sử dụng tem phiếu. Hàng hóa cực kỳ khan hiếm. Về lương thực, tiêu chuẩn A, B hay C là 21 kg/tháng, còn vải, tiêu chuẩn 5m/năm,.. Lúc đó, vải là một mặt hàng vô cùng khan hiếm. Lương thực đi nhập từ Liên Xô, Ấn Độ, người dân phải ăn hạt bo bo nguyên hạt chưa xay để cứu đói. Khi bị Mỹ cấm vận, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu xuất sang các nước XHCN, nhưng năng lực xuất khẩu rất yếu. Đất nước khi đó chủ yếu đi vay nợ và nhận viện trợ từ các nước XHCN Liên Xô", Ông Đinh Trọng Thịnh nhớ lại.
Sự giúp đỡ nhiệt thành
“Suốt từ năm 1979 đến năm 1990 Việt Nam gần như chỉ trông chờ vào Liên Xô & các nước XHCN và tinh thần tự lực tự cường của người dân Việt Nam. Mặc dù thời điểm những năm 1990 bản thân Liên Xô cũng rất khó khăn, nhưng vẫn một lòng trợ giúp Việt Nam. Hàng hóa tiêu dùng thời đó một phần từ Liên Xô xuất sang, một phần người lao động tại Liên Xô gửi về Việt Nam. Đây là nguồn cung cấp hàng tiêu dùng quan trọng trong thời điểm khó khăn bấy giờ”, ông Thịnh chia sẻ.
“Nếu không có Liên xô giúp đỡ thì Việt Nam sẽ cực kỳ khó khăn và có lẽ không có được ngày hôm nay. Từ việc kiến thiết hệ thống quân sự đến việc xây dựng đường xá, công trình thủy điện, nâng cao khoa học kỹ thuật,…Quan trọng là Việt Nam được giúp đỡ với tinh thần vô tư, trong sáng khi Liên Xô thấy Việt Nam là đất nước cần được bảo vệ, xứng đáng là người anh cả, người anh em với dân tộc Việt Nam ”, Ông T.B xúc động bày tỏ.