Từ câu chuyện tem phiếu đến một Việt Nam đang đi lên

© AFP 2023 / Nhac NguyenLàm bánh chưng truyền thống chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán tại Việt Nam
Làm bánh chưng truyền thống chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Rất nhiều xúc cảm, ký ức một thời về những khó khăn, thiếu đói; thậm chí là những câu chuyện đi vào lịch sử của người dân Việt Nam giai đoạn trước khi Mỹ chính thức tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam (3/2/1994).

“Mất sổ gạo” & “Đặt gạch”

Cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội sâu rộng tiềm ẩn từ cuối những năm 1970, bùng phát trong những năm 1980, kéo dài đến đầu những năm 1990 của thế kỷ trước đã khiến kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm, có năm bị suy thoái. GDP bình quân đầu người tính bằng USD năm 1988 chỉ còn 86 USD/người, thuộc loại thấp nhất thế giới. Lạm phát và nhập siêu rất cao; tỷ lệ thất nghiệp năm 1989 lên đến trên 13%.
Sputnik đã có dịp trò chuyện, lắng nghe chia sẻ về những câu chuyện của những người trong cuộc trong suốt năm tháng Mỹ cấm vận thương mại đối với Việt Nam cùng chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh; Bà Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII và Ông T.B, từng công tác tại quân đoàn 2 (Quân đội nhân dân Việt Nam). Đó, tất nhiên, không chỉ là chuyện của riêng họ, mà là nỗi cơ cực chung của cả mảnh đất hình chữ S lúc bấy giờ.
Sự cấm vận gay gắt của Mỹ đã làm Việt Nam đối diện khó khăn chất chồng sau năm 1975, từ kinh tế đến công tác ngoại giao. Thời kỳ năm 1976 – 1986 là giai đoạn để lại nhiều ấn tượng khó quên trong cuộc sống người dân Việt Nam. Khi đó, Việt Nam vừa phải chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, vừa phải căng mình chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, vừa phải hứng chịu lệnh bao vây cấm vận từ Mỹ. Nội tại kinh tế Việt Nam khi ấy khó khăn nhiều bề.
Thanh long - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2023
EU phàn nàn về mì tôm, thanh long, ớt Việt Nam
Trong giai đoạn này, mọi ưu tiên đều dành cho bộ đội chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và phía Tây Nam. Từng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, ông T.B kể lại với Sputnik những năm tháng không thể quên của các chiến sĩ bộ đội khi ấy.

“Công tác tại quân đoàn 2 - quân đoàn chủ lực của đất nước khi đó, tôi còn nhớ những năm 1978-1979 bộ đội đói kinh khủng. Đại đôi tôi có khoảng 120 người mà chỉ tiêu 2 kg gạo/ngày. Thậm chí, từng có thời điểm nhận lệnh bộ đội không được ăn cháo, ăn tạm rau rừng, cứ 5-7 ngày có gì ăn người dân giấu đem vào rừng cho bộ đội”.

© Ảnh : Ông T.B.Những Sĩ quan F325 Quân đoàn 2 tại Hà Bắc năm 1981
Chiến sĩ Quân đoàn 2 năm 1981 tại Hà Bắc - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2023
Những Sĩ quan F325 Quân đoàn 2 tại Hà Bắc năm 1981
Trong khi đó, quản lý kinh tế Việt Nam bấy giờ vẫn theo tư duy bao cấp: người dân sử dụng tem phiếu, sổ gạo (sổ để mua một lượng gạo nhất định trong 1 tháng), sổ giao tế,...định mức phân chia theo đầu người rất hạn hẹp.
Thời bao cấp, nhà nước chia ra 11 mức được hưởng chế độ cung cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm. Cán bộ Nhà nước cao cấp hưởng mức A,B,C; công nhân viên chức hưởng tem phiếu E tùy theo mức lương. Cán bộ độc thân là tiêu chuẩn D, công nhân làm trong môi trường độc hại thì hưởng nhiều hơn và cuối cùng nhân dân hưởng tiêu chuẩn N. Những chiếc tem phiếu được phát theo quý, trên phiếu ghi rõ tháng, ai quên không mua thực phẩm là sẽ mất phần. Câu nói "trông như mất sổ gạo" xuất hiện trong thời kỳ này, bởi mất sổ gạo là điều vô cùng khủng khiếp.

“Từ nước mắm, đường cho đến quần áo đều sử dụng tem phiếu. Hàng hóa cực kỳ khan hiếm. Về lương thực, tiêu chuẩn A, B hay C là 21 kg/tháng, còn vải, tiêu chuẩn 5m/năm,.. Lúc đó, vải là một mặt hàng vô cùng khan hiếm. Lương thực đi nhập từ Liên Xô, Ấn Độ, người dân phải ăn hạt bo bo nguyên hạt chưa xay để cứu đói. Khi bị Mỹ cấm vận, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu xuất sang các nước XHCN, nhưng năng lực xuất khẩu rất yếu. Đất nước khi đó chủ yếu đi vay nợ và nhận viện trợ từ các nước XHCN Liên Xô", Ông Đinh Trọng Thịnh nhớ lại.

Vào thời đó, từ gạo, đường, sữa, thịt… cùng nhiều nhu yếu phẩm khác đều phải phụ thuộc vào nguồn cung của nhà nước. Ở thủ đô Hà Nội, người dân phải xếp hàng, nhưng ít ra vẫn có hàng hóa để mua. Còn ở các địa phương khác, nhiều người tuy có tem phiếu, nhưng vẫn không có thịt để ăn vì hàng hóa khan hiếm, thường xuyên hết hàng.
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2023
Bao giờ Việt Nam tiến thẳng vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới?
Từng đoàn người xếp hàng dài ở cửa hàng mậu dịch là cảnh tượng thường thấy trong thời gian này. Vì vậy, từ “đặt gạch” mới ra đời. Một người, có khi phải cùng lúc xếp hàng ở hai, ba nơi để mua nhiều thứ, nên đành đặt cục gạch để giữ chỗ ở cửa hàng này, sau đó chạy đến cửa hàng khác để mua hàng tiếp.
Và có lẽ, hình ảnh chiếc xe đạp gắn với thời kỳ này là minh chứng rõ nét nhất. Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân khi đó là xe đạp, có rất hiếm xe máy và ô tô. Ở miền Bắc Việt Nam khi ấy, gia đình nào sở hữu cho mình chiếc xe đạp, mà lại là xe đạp Thống Nhất thì đó chắc chắn là gia đình khá giả. Một chiếc xe đạp Thống Nhất có giá lên tới nửa cây vàng lúc bấy giờ, một số tiền quá lớn đối với mức thu nhập của nhiều gia đình Việt Nam những năm tháng đó. Bà Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa XIII kể lại với Sputnik:
© Ảnh : Bà Bùi Thị AnBà Bùi Thị An - Đại biểu Quộc hội khóa XIII
Bà Bùi Thị An - Đại biểu Quộc hội khóa XIII - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2023
Bà Bùi Thị An - Đại biểu Quộc hội khóa XIII
“Người dân Việt Nam khi đó rơi vào cùng kiệt của khó khăn. Thiếu thốn mọi thứ, chúng tôi là cán bộ Nhà nước khi đó mà gạo không có đủ ăn, thiếu đường, thiếu sữa, thiếu thiết bị kỹ thuật, y tế, giáo dục,... Theo tiêu chuẩn, cán bộ nhà nước như chúng tôi mỗi tháng được khoảng 3 lạng thịt, vài lạng đường, cân gạo,...Thậm chí, chia cho nhau từng nan hoa, lốp xe đạp, từng hộp bao diêm hay mảnh vải may quần,... Thuốc men, điều kiện chữa trị vô cùng thiếu thốn. Đơn cử như thuốc bổ B12 khi đó được coi là loại thuốc rất cao cấp”.
Căn phòng trong một gia đình tương đối có điều kiện sẽ có những đồ đạc tiêu biểu như chiếc tủ lạnh, trên kệ là chiếc tivi cùng chiếc radio và lật đật Nga bé xinh ở trong tủ. Bà An cho biết, những món đồ này là niềm tự hào và niềm mong ước của nhiều gia đình trong thời kỳ đó, thường là những món quà mà người trong gia đình làm việc hoặc học tập tại nước ngoài gửi về.

Sự giúp đỡ nhiệt thành

Đến năm 1985, Việt Nam thực hiện cải cách giá - lương - tiền (xóa bỏ bao cấp). Thời điểm đó, đồng tiền Việt Nam mất giá thậm tệ, lạm phát cao tăng hơn 300%. Đời sống người dân va vấp khủng khiếp.

“Suốt từ năm 1979 đến năm 1990 Việt Nam gần như chỉ trông chờ vào Liên Xô & các nước XHCN và tinh thần tự lực tự cường của người dân Việt Nam. Mặc dù thời điểm những năm 1990 bản thân Liên Xô cũng rất khó khăn, nhưng vẫn một lòng trợ giúp Việt Nam. Hàng hóa tiêu dùng thời đó một phần từ Liên Xô xuất sang, một phần người lao động tại Liên Xô gửi về Việt Nam. Đây là nguồn cung cấp hàng tiêu dùng quan trọng trong thời điểm khó khăn bấy giờ”, ông Thịnh chia sẻ.

© Ảnh : PGS.TS Đinh Trọng ThịnhPGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2023
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế
Dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, nền kinh tế bao cấp đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế tư nhân. Mặc dù, bị Mỹ và phương Tây bao vây cấm vận, song ngay từ năm 1989 nhiều nhà đầu Mỹ và phương Tây bằng cách này hoặc cách khác, theo nhiều đường khác nhau họ đưa hàng hóa nước mình vào Việt Nam, tuy nhiên lượng hàng hóa không đáng kể. Bản thân các thương nhân Việt Nam cũng rất linh hoạt và chủ động, tìm nhiều nguồn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hàng hóa Liên Xô chủ yếu đi qua đường “xách tay” như đồng hồ Slava, phích đá TMT (Temet), quạt tai voi, bàn là, tủ lạnh, xe đạp,...
 Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trại Thiếu nhi trong chuyến công du đầu tiên của nhà lãnh đạo Việt Nam đến Liên Xô, ngày 14 tháng 7 năm 1955. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2022
Kỷ niệm tốt đẹp về Liên Xô vẫn còn sống mãi ở Việt Nam
“Đồ Liên Xô khi đó được coi là số 1 vì rất bền. Nhiều thương nhân tranh thủ xách hàng mỗi lần từ Liên Xô về để bán lại cho người tiêu dùng kiếm được vài đồng lãi. Ví dụ như chiếc quạt con cóc có giá 35 đồng, thấp hơn một chút so với mức lương 60 đồng của nhân viên mới đi làm. Nếu không đi Liên Xô hoặc không bốc thăm thành công tại cơ quan, những người nhiều tiền vẫn có cơ hội sở hữu quạt tai voi nếu chịu khó giao dịch trên thị trường “chợ đen” khi đó”, bà An gợi lại.
Nhưng sự thiếu thốn về vật chất của giai đoạn đã qua đem đến cho nhân dân Việt Nam nhiều ký ức đẹp về Liên bang Xô viết mà đến nay họ vẫn trân trọng và giữ gìn.

“Nếu không có Liên xô giúp đỡ thì Việt Nam sẽ cực kỳ khó khăn và có lẽ không có được ngày hôm nay. Từ việc kiến thiết hệ thống quân sự đến việc xây dựng đường xá, công trình thủy điện, nâng cao khoa học kỹ thuật,…Quan trọng là Việt Nam được giúp đỡ với tinh thần vô tư, trong sáng khi Liên Xô thấy Việt Nam là đất nước cần được bảo vệ, xứng đáng là người anh cả, người anh em với dân tộc Việt Nam ”, Ông T.B xúc động bày tỏ.

Vượt qua giai đoạn khó khăn, từ năm 1986 nhà nước đổi mới từ lãnh đạo đến phương thức, mở ra khoán mười nhằm cởi trói cho nông nghiệp. Ngay lập tức, năng lực sản xuất tăng lên rất nhiều, đáp ứng được lương thực thực phẩm của người dân.
Ninh Thuận: Tạo động lực thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.01.2023
Lượng hàng hoá từ Việt Nam đi Mỹ đứng thứ 2 châu Á chỉ sau Trung Quốc
Đến năm 1991, Việt Nam bình thương hóa quan hệ với Trung Quốc, kinh tế khi đó đã có bước khởi sắc nhất định, khi tạo ra thị trường mới về hàng hóa tiêu dùng, tạo điều kiện cho Việt Nam học hỏi kinh nghiệm quản lý, cách thức tổ chức, giúp đẩy mạnh chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Và nếu như gần 30 năm trước, hàng Việt bán trên đất Mỹ là điều cấm kỵ; thì giờ đây, người Mỹ mặc quần áo, đi giày made in Vietnam, ăn cá basa và uống cà phê Việt. Nhưng trước khi đến được đoạn kết này, hai nước đã phải vượt qua hành trình dài đầy màu xám, chiến tranh, hận thù và cấm vận...
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала