Petrolimex thoái vốn, PG Bank sẽ về tay ai?

HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán PLX) đã thông qua phương án thoái vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank, mã chứng khoán PGB).
Sputnik
Việc thoái vốn của Petrolimex là cơ hội mở đường cho những cổ đông mới xuất hiện tại PGBank.
Trước đó, hồi đầu năm 2021 đã xuất hiện tin đồn trên thị trường sau khi hai Phó Tổng giám đốc Ngân hàng MSB sang PG Bank đảm nhiệm vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên khi đó lãnh đạo MSB khẳng định không có chuyện ngân hàng này nhận sáp nhập PG Bank.

Petrolimex thông qua phương án thoái vốn tại PG Bank

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã thông qua nghị quyết HĐQT về việc thông qua phương án thoái vốn (chuyển nhượng vốn) đầu tư tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank, mã PGB).
Theo phương án, Petrolimex sẽ thoái vốn tại PG Bank theo hình thức đấu giá công khai qua Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE).
Chuyện gì xảy ra khiến Petrolimex phải đề xuất giảm tới 90% mục tiêu lợi nhuận năm?
Mức giá khởi điểm thực hiện thoái vốn (chuyển nhượng vốn) đầu tư sẽ lấy giá cao nhất một trong hai mức giá gồm giá xác định của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo phương pháp tài sản (21.300 đồng/cổ phần) hoặc giá tham chiếu bình quân 30 phiên giao dịch liên tiếp của cổ phiếu PGB trên sàn UpCOM trước ngày phê duyệt phương án thoái vốn (chuyển nhượng vốn).

PG Bank sẽ về tay ai?

Petrolimex hiện nắm giữ 120 triệu cổ phiếu, tương đương 40% cổ phần của PG Bank. Tạm tính theo mức giá 21.300 đồng/cổ phiếu, Petrolimex có thể thu về 2.556 tỷ đồng từ việc thoái vốn tại PG Bank.
Ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex, Ủy viên HĐQT và là Trưởng tiểu ban tái cơ cấu PG Bank chỉ đạo triển khai các thủ tục thoái vốn đầu tư của Petrolimex tại PG Bank, bao gồm việc tổ chức đấu giá và các công việc liên quan ngay sau khi phương án thoái vốn được phê duyệt theo đúng quy trình, quy định của pháp luật và tập đoàn, bảo đảm công khai minh bạch.
Theo giới chuyên gia, việc thay đổi phương án thoái vốn của Petrolimex tại PG Bank mở ra cơ hội các cổ đông mới, đồng thời giúp ngân hàng thoát cảnh đợi chờ đối tác.
Cần lưu ý, PG Bank không thuộc nhóm ngân hàng yếu kém, nợ xấu cũng dưới 3%, hạn chế lớn nhất là sở hữu vượt trần của Petrolimex (40% so với quy định là 15%), đồng thời cũng là một trong những ngân hàng có vốn điều lệ thấp nhất hệ thống hiện nay. Do đó, để đảm bảo tỷ lệ sở hữu theo quy định, Petrolimex đã có kế hoạch thoái vốn.
Mỹ và phương Tây trừng phạt Nga liên quan gì đến lợi nhuận âm của Petrolimex Việt Nam?
Từ năm 2014, các nhà băng của Việt nam đã để mắt đến PGBank nhưng đến nay vẫn không có thương vụ nào được thực hiện thành công.
Hồi năm 2015, PG Bank và VietinBank từng có kế hoạch sáp nhập, tuy nhiên, mọi chuyện kết thúc chỉ sau 3 năm. Tiếp đó, HD Bank cũng từng có ý định sáp nhập PG Bank, đề án nhận được sự đồng thuận của NHNN về nguyên tắc, được 100% cổ đông thông qua, hai ngân hàng cũng đã hoàn thành hồ sơ và đang thực hiện công tác chuẩn bị, HDBank cũng đã trình tiếp hồ sơ xin chấp thuận chính thức, tuy nhiên, vì nhiều lý do, thương vụ thất bại.
Ngoài VietinBank, HDBank, Ngân hàng Quân đội (MB) cũng từng làm việc với PGBank. Hai bên thông tin về quá trình "đàm phán, đánh giá, trao đổi sâu", nhưng cuối cùng không có thỏa thuận nào được thông qua.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Quang Định, Chủ tịch HĐQT PG Bank hồi năm 2021, trong nhiều năm liền PG Bank đã thực hiện phương án sáp nhập với VietinBank, HDBank, nhưng không thành côngvà điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn tới ngân hàng.
Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch sáng 6/2, cổ phiếu PGB tăng 2,06% và duy trì ở mức 19.600 đồng/cổ phiếu
Thảo luận