https://kevesko.vn/20220902/my-va-phuong-tay-trung-phat-nga-lien-quan-gi-den-loi-nhuan-am-cua-petrolimex-viet-nam-17523847.html
Mỹ và phương Tây trừng phạt Nga liên quan gì đến lợi nhuận âm của Petrolimex Việt Nam?
Mỹ và phương Tây trừng phạt Nga liên quan gì đến lợi nhuận âm của Petrolimex Việt Nam?
Sputnik Việt Nam
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán PLX) vừa lên tiếng lý giải nguyên nhân vì sao lợi nhuận công ty mẹ bị âm và lỗ sau soát xét. 02.09.2022, Sputnik Việt Nam
2022-09-02T16:11+0700
2022-09-02T16:11+0700
2024-01-11T14:06+0700
việt nam
nga
petrolimex
năng lượng
cuộc khủng hoảng ở ukraina
các biện pháp trừng phạt chống nga
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/09/02/17523667_0:211:2889:1836_1920x0_80_0_0_960bacf6800842500fea8173b4d2f812.jpg
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế giữa niên độ sau soát xét của công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã âm gần 704 tỷ đồng trong khi cùng kỳ hồi năm 2021, con số này lên tới 1.137 tỷ đồng.Đằng sau mức lợi nhuận âm của tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex được cho là có tác động từ các đòn trừng phạt của Mỹ, phương Tây nhằm vào lĩnh vực năng lượng của Nga khiến giá dầu thế giới biến động mạnh.Âm gần 704 tỷ đồngBước qua giai đoạn nửa năm 2022, việc các doanh nghiệp lớn hàng đầu đất nước công bố lợi nhuận sau thuế giữa niên độ sau soát gây chú ý.Bắt đầu từ các khoản nợ của Vingroup, tình trạng lỗ và bị nghi ngờ khả năng duy trì hoạt động liên tục sau kiểm toán Vietnam Airlines, đến mức lợi nhuận âm sau soát xét của công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán PLX).Lợi nhuận sau thuế giữa niên độ sau soát xét của công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex bất ngờ âm gần 704 tỷ đồng trong khi con số này của cùng kỳ năm 2021 là hơn 1.137 tỷ đồng.Đặc biệt, với việc lợi nhuận sau thuế giữa niên độ sau soát xét của công ty mẹ bị âm gần 704 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất giữa niên độ sau soát xét của Petrolimex chỉ đạt hơn 308 tỷ đồng trong khi con số này của cùng kỳ năm 2021 rất cao - ở mức hơn 2.330 tỷ đồng.Đặc biệt, trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày 31/8, cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã giảm 0,12% và đóng cửa ở mức 42.200 đồng/cổ phiếu.Tính chung 8 tháng qua, thị giá giảm 3,65%, trong đó giá đóng cửa cao nhất là 43.900 đồng/cổ phiếu (ngày 25/8) và giá đóng cửa thấp nhất là 42.200 đồng/cổ phiếu (ngày 31/8).Tác động từ các lệnh trừng phạt của Mỹ, phương Tây với NgaTrong văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) cuối tháng 8 vừa qua, Petrolimex cho biết nguyên nhân sau thuế giữa niên độ sau soát xét của công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán PLX) đã âm gần 704 tỷ đồng.Petrolimex lý giải lợi nhuận sau thuế giữa niên độ sau soát xét của công ty mẹ giảm mạnh so với cùng kỳ và phát sinh lỗ là do giá dầu thô chịu ảnh hưởng trực tiếp từ xung đột Nga-Ukraina.Theo tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, giá dầu thô thế giới (WTI) đã tăng từ 91,59 USD/thùng vào ngày 25/2 lên mức 120-122 USD/thùng (tăng hơn 30%) vào đầu tháng 6, sau đó quay đầu giảm còn 105,76 USD/thùng vào ngày 30/6 và tiếp tục đà giảm mạnh về mức 96,42 USD/thùng vào ngày 28/7.Lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất, Petrolimex phải tăng nhập khẩu xăng dầuNguyên nhân khác nữa xuất phát từ các diễn biến trong nước. Cụ thể, theo Petrolimex, để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước, tại những thời điểm khó khăn về nguồn hàng khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm mạnh công suất và trong các chu kỳ giá thế giới tăng cao, Petrolimex đã phải tăng cường nhập khẩu để bù đắp thiếu hụt.Do đó, biên lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh xăng dầu bị suy giảm lớn trong quý II/2022.Đặc biệt, Petrolimex nhấn mạnh, do giá bán xăng dầu trong nước từ tháng 7 được điều chỉnh giảm với biên độ lớn, để đảm bảo nguyên tắc thận trọng theo chuẩn mực kế toán và cung cấp thông tin minh bạch cho các nhà đầu tư, Công ty mẹ đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại ngày 30/6 trên cơ sở giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng hàng tồn kho tại ngày lập báo cáo tài chính với giá trị trích lập dự phòng là 1.259 tỷ đồng.Bên cạnh đó, một số công ty con thuộc lĩnh vực hoá dầu, gas, kinh doanh kho, vận tải cũng chịu tác động nhất định từ hoạt động kinh doanh xăng dầu và biến động giá dầu thế giới, dẫn đến kết quả kinh doanh giảm so với cùng kỳ 2021.
https://kevesko.vn/20220829/nguon-cung-du-sao-doanh-nghiep-van-khong-co-xang-dau-de-ban-17408531.html
https://kevesko.vn/20220801/gia-xang-giam-manh-du-da-trich-lap-quy-binh-on-16730418.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/09/02/17523667_78:0:2809:2048_1920x0_80_0_0_b436bf50b5c7c2a79d8686a42ad3c3d2.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, nga, petrolimex, năng lượng, cuộc khủng hoảng ở ukraina, các biện pháp trừng phạt chống nga
việt nam, nga, petrolimex, năng lượng, cuộc khủng hoảng ở ukraina, các biện pháp trừng phạt chống nga
Mỹ và phương Tây trừng phạt Nga liên quan gì đến lợi nhuận âm của Petrolimex Việt Nam?
16:11 02.09.2022 (Đã cập nhật: 14:06 11.01.2024) Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán PLX) vừa lên tiếng lý giải nguyên nhân vì sao lợi nhuận công ty mẹ bị âm và lỗ sau soát xét.
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế giữa niên độ sau soát xét của công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã âm gần 704 tỷ đồng trong khi cùng kỳ hồi năm 2021, con số này lên tới 1.137 tỷ đồng.
Đằng sau mức lợi nhuận âm của tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex được cho là có tác động từ các đòn trừng phạt của Mỹ, phương Tây nhằm vào lĩnh vực năng lượng của Nga khiến giá dầu thế giới biến động mạnh.
Bước qua giai đoạn nửa năm 2022, việc các doanh nghiệp lớn hàng đầu đất nước công bố lợi nhuận sau thuế giữa niên độ sau soát gây chú ý.
Bắt đầu từ
các khoản nợ của Vingroup, tình trạng lỗ và bị nghi ngờ khả năng duy trì hoạt động liên tục sau kiểm toán Vietnam Airlines, đến mức lợi nhuận âm sau soát xét của công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán PLX).
Lợi nhuận sau thuế giữa niên độ sau soát xét của công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex bất ngờ âm gần 704 tỷ đồng trong khi con số này của cùng kỳ năm 2021 là hơn 1.137 tỷ đồng.
Đặc biệt, với việc lợi nhuận sau thuế giữa niên độ sau soát xét của công ty mẹ bị âm gần 704 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất giữa niên độ sau soát xét của Petrolimex chỉ đạt hơn 308 tỷ đồng trong khi con số này của cùng kỳ năm 2021 rất cao - ở mức hơn 2.330 tỷ đồng.
Đặc biệt, trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày 31/8, cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã giảm 0,12% và đóng cửa ở mức 42.200 đồng/cổ phiếu.
Tính chung 8 tháng qua, thị giá giảm 3,65%, trong đó giá đóng cửa cao nhất là 43.900 đồng/cổ phiếu (ngày 25/8) và giá đóng cửa thấp nhất là 42.200 đồng/cổ phiếu (ngày 31/8).
Tác động từ các lệnh trừng phạt của Mỹ, phương Tây với Nga
Trong văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) cuối tháng 8 vừa qua, Petrolimex cho biết nguyên nhân sau thuế giữa niên độ sau soát xét của công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán PLX) đã âm gần 704 tỷ đồng.
Petrolimex lý giải lợi nhuận sau thuế giữa niên độ sau soát xét của công ty mẹ giảm mạnh so với cùng kỳ và phát sinh lỗ là do giá dầu thô chịu ảnh hưởng trực tiếp từ xung đột Nga-Ukraina.
“Các lệnh trừng phạt của Mỹ, phương Tây với lĩnh vực năng lượng của Nga đã khiến cho giá dầu thế giới biến động khó lường”, - Petrolimex nhấn mạnh.
Theo tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, giá dầu thô thế giới (WTI) đã tăng từ 91,59 USD/thùng vào ngày 25/2 lên mức 120-122 USD/thùng (tăng hơn 30%) vào đầu tháng 6, sau đó quay đầu giảm còn 105,76 USD/thùng vào ngày 30/6 và tiếp tục đà giảm mạnh về mức 96,42 USD/thùng vào ngày 28/7.
Lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất, Petrolimex phải tăng nhập khẩu xăng dầu
Nguyên nhân khác nữa xuất phát từ các diễn biến trong nước. Cụ thể, theo Petrolimex, để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước, tại những thời điểm khó khăn về nguồn hàng khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm mạnh công suất và trong các chu kỳ giá thế giới tăng cao, Petrolimex đã phải tăng cường nhập khẩu để bù đắp thiếu hụt.
Do đó, biên lợi nhuận gộp của
hoạt động kinh doanh xăng dầu bị suy giảm lớn trong quý II/2022.
Đặc biệt, Petrolimex nhấn mạnh, do giá bán xăng dầu trong nước từ tháng 7 được điều chỉnh giảm với biên độ lớn, để đảm bảo nguyên tắc thận trọng theo chuẩn mực kế toán và cung cấp thông tin minh bạch cho các nhà đầu tư, Công ty mẹ đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại ngày 30/6 trên cơ sở giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng hàng tồn kho tại ngày lập báo cáo tài chính với giá trị trích lập dự phòng là 1.259 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, một số công ty con thuộc lĩnh vực hoá dầu, gas, kinh doanh kho, vận tải cũng chịu tác động nhất định từ hoạt động kinh doanh xăng dầu và biến động giá dầu thế giới, dẫn đến kết quả kinh doanh giảm so với cùng kỳ 2021.
“Nếu không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, lợi nhuận trước thuế 6 tháng của Công ty mẹ là 295 tỷ đồng”, - Petrolimex khẳng định.