Việt Nam được Nga xếp là quốc gia “thân thiện”, doanh nghiệp Việt hưởng lợi

Việt Nam là một trong số những quốc gia được đánh giá là “thân thiện” mà Liên bang Nga đang có nhu cầu thúc đẩy hợp tác.
Sputnik
Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt thâm nhập, thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nga trong các lĩnh vực nông sản, thực phẩm, chế biến, may mặc, giày dép.

Nga có nhu cầu hợp tác với các nước “thân thiện”

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, Liên bang Nga đang có nhu cầu thúc đẩy hợp tác với các nước “thân thiện”, mà Việt Nam được xếp vào một trong số các nước đó.
Điều này mở ra cơ hội rất lớn để doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Nga trong các lĩnh vực nông sản, thực phẩm, chế biến, may mặc, giày dép.
Theo TTXVN dẫn ý kiến của ông Dương Hoàng Minh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Liên bang Nga, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga đang giảm. Các nhóm hàng thể hiện rõ xu hướng này bao gồm: máy tính, sản phẩm điện tử, điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng.
Tổng kết 2023 và Dự báo 2024
Đại diện Thương mại Nga tại Việt Nam: "Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tại Nga luôn rộng mở"
Vừa qua, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nga đã kiến nghị Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ sớm cùng với Liên bang Nga tổ chức họp liên Chính phủ, tập trung tháo gỡ khó khăn trong các lĩnh vực thanh toán, vận tải hàng hóa, đi lại.
Thời gian gần đây, các chuỗi siêu thị, doanh nghiệp Nga đang rất quan tâm đến việc thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư với Việt Nam. Nhiều công ty Nga đã sang Việt Nam tham dự các hội chợ triển lãm, tìm kiếm cơ hội kinh doanh xuất nhập khẩu.
Thương vụ Việt Nam tại Nga đề nghị Cục Xúc tiến thương mại, các sở công thương địa phương, hiệp hội ngành hàng quan tâm hỗ trợ đối tác Nga tham dự các sự kiện triển lãm tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt có thể làm gì?

Ông Minh cũng cho biết thêm, hiện tại căng thẳng giữa Nga và Ukraina vẫn đang rất khó lường, khó dự báo. Do đó, các hiệp hội và doanh nghiệp có hợp tác với thị trường Nga cần theo dõi sát sao thị trường để kịp thời đưa ra những biện pháp ứng phó phù hợp.
Trước khi tiến hành giao dịch, ký kết hợp đồng ngoại thương cần tìm hiểu, kiểm tra kỹ về đối tác. Nếu cần có thể thông qua Thương vụ để được tư vấn. Nội dung hợp đồng cần đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm tham dự các hội chợ triển lãm lớn tại Nga nhằm thúc đẩy xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường nước này. Nhà quản lý nên khuyến khích, hỗ trợ các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại khoảng 10 - 15 doanh nghiệp tham dự các triển lãm chuyên ngành cụ thể như may mặc, đồ gỗ, thực phẩm, đồ uống, cà phê, chè, công nghiệp, cơ khí chế tạo tại Nga trong năm nay.
Việt Nam cho phép cung cấp thêm sản phẩm cá từ 6 doanh nghiệp Nga
Cục Xúc tiến Thương mại, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ sẽ phối hợp kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với Công ty Leroy Merlin East để đưa hàng vào chuỗi siêu thị bán lẻ Leroy Merlin tại Nga. Đây là công ty chuyên về bán lẻ vật liệu xây dựng, đồ nội thất, ngoại thất tại Liên bang Nga, là công ty con của Tập đoàn Leroy Merlin.
Nếu có thể tìm được khoảng 10 – 15 doanh nghiệp, Leroy Merlin sẽ cử đoàn công tác sang làm việc trực tiếp với các đối tác Việt Nam.
Theo ông Minh, đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chuyên về các sản phẩm cơ khí, điện, điện tử, tiêu dùng, đồ nội thất, ngoại thất, vật liệu xây dựng thâm nhập và xuất khẩu hàng hóa sang Liên bang Nga.
Thảo luận