Sputnik có một cuộc phỏng vấn độc quyền với ông Yoza Shoken, 93 tuổi, chủ tịch Hiệp hội các cựu thành viên của Quân đoàn sinh viên Okinawa.
Trong Trận Okinawa 78 năm trước, trước sự đổ bộ của quân đội Mỹ lên đảo, Bộ chỉ huy Nhật Bản đã huy động các cậu bé tuổi teen (và đôi khi cả trẻ em) để xây dựng các sân bay và củng cố các vị trí của quân đội Nhật Bản.
Sputnik Japan yêu cầu Yoza-san chia sẻ ký ức của ông về cuộc chiến xảy ra cách đây 78 năm, về những khó khăn mà ông đã phải đối mặt, cũng như về bản tuyên bố hướng tới người dân của nước Nhật hiện đại ngày càng xa rời nguyên tắc giải quyết tranh chấp hòa bình.
Học sinh trong chiến tranh
Năm 17 tuổi Yoza-san đã chứng kiến việc bùng nổ trận chiến đẫm máu ở Okinawa. Khi đó, cậu mới học xong trung học và là thành viên của Tekketsu kinno - "biệt đội máu sắt". Những biệt đội như vậy bao gồm sinh viên, học sinh và thậm chí cả những cậu bé mẫu giáo được huy động.
Trong biệt đội này, dưới sự pháo kích của hạm đội và pháo binh Mỹ, Yoza-san đã tham gia sửa chữa boongke của Bộ Chỉ huy Quân đoàn 32. Trong biệt đội của ông, 290 học sinh đã thiệt mạng.
Cuộc sống không còn bình yên nữa
Sputnik: Chiến tranh đã ảnh hưởng đến cuộc sống của ông như thế nào?
Yoza-san: Năm 1941, tôi 14 tuổi vào cấp ba. Bốn năm sau, tình hình ở mặt trận trở nên tồi tệ hơn, nhưng tôi không bao giờ nghĩ rằng Nhật Bản có thể thua cuộc chiến. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi muốn vào học viện quân sự. Tôi đã gia nhập biệt đội sinh viên ngay sau khi bùng nổ trận Okinawa. Vào thời điểm đó, cuộc sống bình yên đã kết thúc, những ước mơ của tôi tốt nghiệp trung học và vào đại học đã đi vào dĩ vãng. Tôi không muốn tham gia biệt đội sinh viên, nhưng, rốt cuộc mình đã ở đó. Khi đó, toàn dân nhất tề đứng lên bảo vệ Tổ quốc, đó là lẽ tự nhiên. Đây không phải là lúc để chọn con đường của riêng mình.
Các tướng lĩnh và sĩ quan tham mưu của Quân đoàn 32 Nhật Bản tại Okinawa, 1945
Về những khó khăn thử thách trong chiến tranh
Sputnik: Như ông đã nói, ông đã cảm thấy nhẹ nhõm khi rời khỏi biệt đội sinh viên. Sau đó, hy vọng của ông hồi sinh với sức sống mới?
Yoza-san: Chúng tôi đã làm việc vất vả, không có đủ thức ăn để nuôi sống mọi người. Nhưng, khi đó tôi không muốn hành động theo cách riêng của mình, không giống như những người khác. Đồng hành với mọi người - đó là cảm giác của chúng tôi. Nếu họ đề nghị giơ tay với những người không còn sức lực, không ai giơ tay. Và những người nói rằng, không ích gì nuôi dưỡng những em yếu ớt như vậy, đã bị loại khỏi biệt đội. Một số người đã nói, để giảm số lượng người ăn, những em yếu nên được gửi về nhà.
Sputnik: Như ông đã nói, ông đã có cơ hội làm quen với những khía cạnh khác nhau của cuộc sống trong quân ngũ. Ông đã có ý định gia nhập Cảnh sát Dự bị Đội thời hậu chiến (tiền thân của Lực lượng Phòng vệ) hay không?
Yoza-san: Không, không phải đâu. Tình hình thế giới đã làm dịu rõ rệt, tôi không còn cảm giác chán nản, nên tôi không còn ý muốn nhập ngũ để từ đó xây dựng cuộc đời. Rốt cuộc, tôi đã có khả năng đến miền trung Nhật Bản và vào trường đại học.
Về nguy cơ chiến tranh
Sputnik: Ngày nay, trong xã hội Nhật Bản, rất ít người biết về cuộc chiến đó, và ông là một trong những người sống sót sau Trận Okinawa. Nhật Bản xưa và nay có điểm chung gì?
Yoza-san: Ngày nay thế giới đang chuyển động theo một hướng hoàn toàn khác. Mỗi người đều có thể lựa chọn một con đường dành riêng cho mình. Bạn thậm chí có thể ra nước ngoài. Thời đại hiện nay khác hẳn với thời đại cũ khi chúng tôi đã không có khả năng đưa ra những thay đổi dù là nhỏ nhất vào hành động của mình. Hôm nay, bạn có thể tự do đi theo hướng mà bạn chọn. Hiện nay, người ta không thể tưởng tượng được thế nào là cảm thấy mối đe dọa chiến tranh trở nên ngày càng hiện hữu mà bạn không thể làm gì. Ở Nhật Bản hiện đại không có cảm giác tuyệt vọng.
Sputnik: Ông có đồng ý với quan niệm rằng, Nhật Bản càng tăng cường khả năng phòng thủ thì các nước láng giềng càng lo lắng?
Yoza-san: Vâng, quan điểm này là đúng. Nếu có những góc nhìn khác nhau về sự phát triển của thế giới, thì những tranh chấp là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, theo tôi, ngày nay, trên thế giới hay ở châu Á, việc thúc đẩy lợi ích quốc gia bằng cách tiến hành chiến tranh là một nhiệm vụ không khả thi.
Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản nên suy nghĩ cẩn thận và rút ra các bài học từ cuộc chiến tranh xâm lược đó, nên dựa vào Hiến pháp phản chiến của đất nước, nên tham gia đối thoại với các khu vực lân cận và xây dựng hòa bình thông qua ngoại giao. Cần phải thực hiện các biện pháp để tránh chiến tranh chứ không phải để chuẩn bị cho nó. Tuy nhiên, tôi sợ rằng, các nhà chức trách Nhật Bản đang tìm cớ để phát động chiến tranh và sẵn sàng tham gia vào nó.