Kết quả công trình nghiên cứu được thông báo trên tạp chí BMJ Open Diabetes Research & Care.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng hôn nhân hoặc sống thử có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người lớn tuổi. Ngoài ra, các chuyên gia đi đến kết luận rằng khả năng mắc bệnh tiểu đường typ 2 gắn với một số khía cạnh xã hội của sức khỏe, bao gồm sự tách biệt xã hội, cảnh cô đơn, điều kiện sống, mức độ hỗ trợ xã hội và những yếu tố khác.
Bây giờ các tác giả đã tìm hiểu liên hệ giữa tình trạng hôn nhân và chất lượng mối quan hệ với mức glucose trung bình. Để làm điều này, đã phân tích dữ liệu dấu ấn sinh học trong máu của 3.335 người trưởng thành ở độ tuổi từ 50 đến 89 mà trước đó chưa từng có chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Những thành viên tham gia cũng nhận được câu hỏi - họ có chồng, vợ hay bạn tình chung sống hay không, và câu hỏi nhằm đo lường mức độ căng thẳng và hỗ trợ trong một cặp đôi. Đồng thời, cũng tính đến các yếu tố như tuổi tác, mức thu nhập, việc làm, hút thuốc, hoạt tính thể chất, có xu hướng dễ mắc hoặc từng bị trầm cảm, chỉ số khối cơ thể (BMI) và có con hay chưa.
Hóa ra những người trải qua những biến động lớn trong hôn nhân (chẳng hạn như ly dị) đã hiện hữu thay đổi đáng kể về lượng HbA1c (mức đường huyết trung bình trong máu) và kết quả là phát sinh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đồng thời, bản thân chất lượng quan hệ không thể hiện ý nghĩa thống kê tùy thuộc vào mức độ glucose, vì vậy các nhà khoa học cho rằng thực tế là có vợ có chồng sẽ quan trọng hơn là quan hệ tốt với bạn tình.