Đô đốc Thổ Nhĩ Kỳ về hưu: Tàu sân bay Mỹ đến Thổ Nhĩ Kỳ chẳng giúp ích gì

Lầu Năm Góc thông báo phái tàu sân bay USS George W. Bush tới Thổ Nhĩ Kỳ để ủng hộ hoạt động tìm kiếm-cứu nạn và dành hỗ trợ nhân đạo cho những người bị ảnh hưởng bởi trận động đất ở Kahramanmaras. Tuyên bố này đã khơi lên cuộc tranh luận sôi nổi trong cộng đồng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ.
Sputnik
Người dùng Twitter Thổ Nhĩ Kỳ đã đăng hàng nghìn bài viết với hashtag #ABDgemisiistemiyoruz (Chúng tôi không muốn tàu Mỹ). Chỉ sau khoảng thời gian ngắn, hashtag đã chiếm những dòng đầu tiên trong danh sách những chủ đề «hot» phổ biến nhất trên Twitter, nhưng sau đó đã bị xóa. Tuy nhiên, người dùng vẫn tiếp tục đăng bài với thẻ bắt đầu bằng hashtag #gemilerinizbatsın(Cứ mặc cho tàu của các vị chìm đi).
Trong khi đó, các nguồn tin trong Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ mà phóng viên Sputnik có dịp trò chuyện lại thông báo rằng Bộ này chưa hề nhận được yêu cầu nào của Hoa Kỳ về việc gửi tàu sân bay. Cũng không có tuyên bố nào từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ về chuyện này.

E ngại cảnh giác về tàu sân bay Mỹ

Chuẩn Đô đốc Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã nghỉ hưu Cem Gürdeniz đã bình luận với Sputnik về thông tin Hoa Kỳ gửi hàng không mẫu hạm đến Thổ Nhĩ Kỳ và những hậu quả có thể của bước đi này.

«Tàu sân bay này trước đây đậu ở phía nam biển Aegean, nó từng ghé cảng Piraeus. Ở Thổ Nhĩ Kỳ có thái độ e ngại cảnh giác nhất định đối với các tàu sân bay Mỹ. Trong bối cảnh hiện hữu vấn đề giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ về FETO (Tổ chức khủng bố Fethullahist), ủng hộ Đảng Công nhân Kudistan và các biện pháp trừng phạt, triển vọng xuất hiện hàng không mẫu hạm này tại một trong những khu vực chiến lược quan trọng nhất của Anatolia - Vịnh Iskenderun, tất nhiên gây mối lo ngại trong dư luận xã hội Thổ Nhĩ Kỳ dưới góc độ quan điểm chiến lược quân sự và tâm lý. Bởi đó là tàu chiến chứ không phải tàu y tế-bệnh viện. Lợi ích của việc tàu sân bay đến đây chỉ có thể gắn với khả năng sử dụng máy bay trực thăng, nhưng hiện nay đã huy động máy bay trực thăng từ căn cứ Incirlik tham gia. Do đó, tôi cho rằng sự xuất hiện của con tàu này ở Iskenderun sẽ không mang lại lợi ích gì mà ngược lại, chỉ gây ra tác động tâm lý tiêu cực rất lớn», - ông Gürdeniz lưu ý.

Vị đô đốc đã nghỉ hưu nhắc rằng tàu sân bay Mỹ đã có mặt ở cảng Souda của đảo Crete 4 tháng trước như là hành động hăm dọa chống Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Tiếp đó, sau 4 tháng, cũng với mục đích tương tự, con tàu đã cập cảng Piraeus.
Số người chết vì động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ lên tới 19.388 người

«Đương nhiên, quan hệ chính trị và quân sự quốc tế đang phát triển rất năng động. Người Mỹ muốn thu lợi từ điều này. Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang ở thế yếu, vừa hứng chịu trận động đất lớn kinh hoàng nhất trong lịch sử đất nước. Vì thế, người Mỹ quyết định lợi dụng thời điểm này để nhìn theo hướng tích cực và phái đến Thổ Nhĩ Kỳ một con tàu vốn đang ở vùng biển lân cận. Nhưng tôi cho rằng nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không đánh giá cao «cử chỉ thiện chí» này», - ông Gürdeniz nói.

«Không còn nghi ngờ gì nữa, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải đối mặt với thảm kịch mà đất nước này không đủ sức tự khắc phục hậu quả. Nhưng chuyện ở đây đang nói về Hoa Kỳ, cường quốc ủng hộ bọn khủng bố Fethullahist và Đảng Công nhân Kudisstan, chống Thổ Nhĩ Kỳ ở Síp và gây áp lực với Ankara bằng mọi cách có thể để buộc Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ chính sách trung lập trong cuộc khủng hoảng Ukraina. Trong tình huống đó, sự «hỗ trợ» có vẻ chính đáng mà Nhà nước Mỹ dành cho Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị dư luận xã hội trong nước xem xét ít nhất cũng là với thái độ dè chừng e ngại», - ông Cem Gürdeniz kết luận.

Thảo luận