Theo ông, việc mua tên lửa sẽ được thực hiện thông qua hệ thống "hỗ trợ quân sự nước ngoài", thường được sử dụng trong việc nhập thiết bị quốc phòng do Mỹ sản xuất. Các nhà chức trách hy vọng rằng hợp đồng sẽ được ký kết sớm nhất vào năm tài chính 2023, bắt đầu từ ngày 1 tháng Tư.
Trong cuộc gặp hồi tháng 1 với Tổng thống Mỹ Joe Biden, ông Fumio Kishida đã bày tỏ ý định của Tokyo muốn mua tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ. Có dự định rằng tên lửa Tomahawk nên trở thành một phần của chương trình nhằm tăng cường khả năng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong việc tấn công lại các căn cứ của đối phương. Trước đó, trên các phương tiện truyền thông Nhật Bản đã xuất hiện thông tin rằng Nhật Bản muốn mua tới 500 tên lửa loại này từ Mỹ vào năm 2027.
Tăng cường khả năng quốc phòng của Nhật Bản
Vào giữa tháng 12, Nhật Bản đã thông qua ba văn kiện quan trọng về quốc phòng và an ninh: "Chiến lược An ninh Quốc gia", trong đó xác định các phương hướng chính của chính sách đối ngoại trong lĩnh vực quốc phòng; "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc" đề cập đến mục tiêu, phương tiện bảo vệ và "Kế hoạch phòng thủ" - xác định tổng chi tiêu quốc phòng và phạm vi trang bị vũ khí.
Các tài liệu cũng chỉ ra sự gia tăng chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản lên mức 2% GDP vào năm 2027. Đây là khoảng 11 nghìn tỷ yên (81 tỷ USD). Chi tiêu quân sự trong năm tài chính hiện tại 2022 (kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2023) lên tới 5,4 nghìn tỷ Yên (40 tỷ USD), xấp xỉ 1,24% GDP.