Thứ Ba, ngày 21/2/2023, trong Thông điệp gửi Quốc hội Liên bang, tổng thống Vladimir Putin đã công bố đề xuất của mình về các vấn đề chính sách đối nội và đối ngoại trong thời gian tới. Buổi lễ công bố thông điệp diễn ra tại cung Gostiny Dvor, Moskva. Những người tham gia Chiến dịch quân sự đặc biệt cũng được mời tham gia. Thông điệp của người đứng đầu quốc gia không chỉ gửi tới các nghị sĩ, đại biểu Duma Quốc gia mà còn cho tất cả người dân nước Nga. Nhà lãnh đạo Nga bắt đầu bài phát biểu bằng việc bình luận về tình hình quốc tế và lý do của Chiến dịch quân sự đặc biệt.
Chỉ ra rất rõ ràng bản chất thực sự của phương Tây
Trong Thông điệp Tổng thống Nga đã vạch trần bộ mặt đạo đức giả của phương Tây, nói rằng Phương Tây đã sử dụng Ukraina như một công cụ tấn công chống lại Nga và là nơi thử nghiệm vũ khí.
“Chúng tôi không đánh nhau với người dân Ukraina, họ đã trở thành con tin của chế độ Kiev và những ông chủ phương Tây đã chiếm đóng đất nước này”.
“Mục đích thực sự của các biện pháp trừng phạt chống Nga của phương Tây là gây ra “sự đau khổ cho công dân Nga”, từ đó gây bất ổn xã hội từ bên trong. Phương Tây đã không đạt được bất cứ điều gì ở bất cứ đâu và sẽ không đạt được bất cứ điều gì”, - Tổng thống Nga tuyên bố.
Bình luận về những phát biểu trên, nhà nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik:
Trong bối cảnh hiện nay ở Ukraina, khi mà chế độ bù nhìn ở Kiev đã trở thành những “con rối” trong tay các thế lực đế quốc Mỹ và phương tây, trở thành những kẻ bán đứng lợi ích của Ukraina để làm lính xung kích đánh thuê cho Mỹ và phương Tây chống Nga đến người Ukraina cuối cùng thì mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt mà Tổng thống Nga đề cập đến trong thông điệp mới nhất này chính là chế độ bù nhìn ở Kiev. Đó mới là mục tiêu đích thực của Chiến dịch quân sự đặc biệt mà nước Nga bất đắc dĩ phải làm.
Nếu trước đây, Việt Nam không chống lại nhân dân Pháp, không chống lại nhân dân Mỹ thì bây giờ, nước Nga cũng không chống lại người dân Ukraina. Bởi mục tiêu của quân đội Nga trong Chiến dịch quân sự đặc biệt là các thế lực phát xít mới, các thế lực dân tộc cực đoan. Vượt ra ngoài biên giới Ukraina, đó là những thế lực đế quốc đang mượn tay chính quyền bù nhìn Kievđể chống Nga, gây nguy hại cho nền an ninh của đất nước Nga. Đó mới là bản chất thật sự của cuộc chiến bắt buộc này.
Thêm vào đó là sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít mới ở Ukraina. Đây không phải là lần đầu tiên. Mỹ và phương Tây sử dụng các thế lực phát xít mang chủ nghĩa dân tộc cực đoan để chống lại Nga. Nhiều người vẫn chưa quên giai đoạn 1918-1922 khi mà cả 14 nước phương Tây do Anh cầm đầu tiến hành bao vây hòng tiêu diệt nước Nga Xô Viết. Nhiều người vẫn còn nhớ rằng các công ty đa quốc gia của Mỹ đã nuôi dưỡng chế độ phát xít Hitler cả về kinh tế và kỹ thuật, những mong phát xít Hitler sẽ tấn công Liên Xô để rồi khi tàn cuộc, Mỹ và phương tây sẽ nhảy vào chia chác thắng lợi, xé nhỏ Liên Xô. Đó là những sự thật lịch sử mà Washington, London, Brussel muốn che giấu, muốn dìm đi để không ai còn nhớ đến.những âm mưu tội ác ấy.
Điều này không khác mấy so với chế độ Khmer Đỏ ở Campuchia được nhà cầm quyền Bắc Kinh thời Đặng Tiểu Bình gây hấn chống Việt Nam khi đất nước Việt Namvừa trải qua cuộc chiến tranh gian khổ 30 năm ròng để thống nhất đất nước. Khi đó, Washingtonđã bắt tay với Bắc Kinh cô lập Việt Nam, “làm cho người dân Việt Namphải đau khổ” để từ đó, làm phát sinh những mầm mống chống phá Nhà nước Việt Nam từ bên trong. Xem ra thì những thủ đoạn mà Mỹ đang thi thố đối với Nga trước đây và hiện nay, chẳng khác mấy so với những thủ đoạn mà Mỹ đã từng thi thố ở Việt Nammà đến nay vẫn còn tiếp diễn dưới dạng thức này hay cách thức khác.
Dĩ nhiên là đối với những dân tộc có truyền thống tồn tại dựa trên sự bất khuất, kiên cường của chính mình như Nga và Việt Nam thì những thủ đoạn kể trên đều bất lực. Những thủ đoạn ấy sẽ vỡ vụn khi húc phải bức tường thép của những cây bạch dương Nga hay bức tường thép của những cây tre Việt Nam. Tất cả vấn đề nằm ở chỗ nếu Mỹ và phương Tây không hiểu người Việt Namnhư thế nào thì Mỹ và phương Tây cũng không hiểu người Nga như thế ấy.
Tổng thống Nga đã chỉ ra rất rõ ràng bộ mặt và bản chất thực sự của phương Tây.
Lời cảnh báo sắc lẹm
“Càng nhiều hệ thống tầm xa của phương Tây đến Ukraina, chúng ta càng đành phải di chuyển mối đe dọa ra xa hơn nữa khỏi biên giới của mình”, Tổng thống Nga tuyên bố, phát biểu trước Quốc hội Liên bang.
Nhà nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nguyễn Minh Hoàng đã có bình luận về phát biểu trên như sau, trả lời phỏng vấn của Sputnik:
Đây là lời cảnh báo sắc lẹm của người đứng đầu nhà nước Nga gửi đến những thế lực phương Tây vốn quen ỷ vào sức mạnh quân sự và cái ô hạt nhân của Mỹ. Nếu như trước đây, tổng thống Nga chỉ nhắc đến “đường biên giới truyền thống” như một thông điệp về giới hạn trên bộ của Chiến dịch quân sự đặc biệt thì bây giờ tiêu chí của giới hạn đó đã thay đổi. Vấn đề không còn là lãnh thổ của Ukraina, của các quốc gia Pribaltic nữa mà đã là giới hạn sự an toàn của Liên bang Nga.
Hiểu theo nghĩa hẹp thì Mỹ và phương Tây triển khai vũ khí có tầm bắn cỡ nào để đe dọa an ninh của Nga thì Nga cũng sẽ lấy đó làm cự ly để triển khai các hoạt động quân sự nhằm vô hiệu hóa các mối đe dọa ấy. Nói cụ thể thì giới hạn đó không còn là biên giới phía Tây của Ukraina nữa mà cự ly ấy vượt ra ngoài biên giới đó.
Còn trong điều kiện chiến tranh hiện đại với các loại vũ khí thế hệ 4.0 và 5.0, thậm chí còn hiện đại hơn nữa thì giới hạn an toàn của một quốc gia chắc chắn sẽ ở mức độ toàn cầu. Và đối với một quốc gia trải dài trên 11 múi giờ như Liên bang Nga thì điều đó là hoàn toàn phù hợp. Nói cách khác, tuyên bố của người đứng đầu nhà nước Liên bang Nga cũng không khác mấy so với tuyên bố của người đứng đầu nhà nước Liên Xô trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, đó là chiến tranh khởi phát từ đâu thì người Nga sẽ đem trả nó về đúng nơi mà nó xuất phát.
Tôi nghĩ người Mỹ và phương Tây nên hiểu biết đầy đủ hơn về điều này để có những ứng xử phù hợp, công bằng, bình đẳng với nước Nga, với nhân dân Nga. Họ không dễ bị bắt nạt đâu.
Nga sẽ không phát triển quốc phòng để gây tổn hại cho kinh tế
Tổng thống Nga Vladimir Putin đề cập tới việc tiếp tục tăng cường phát triển công nghiệp quốc phòng, nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng sẽ không có chuyện "súng thay bơ". Bình luận với Sputnik, chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng nói:
Trong thông điệp của mình, Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin đã đề cập đến 38 vấn đề. Tuy thời lượng của thông điệp chỉ tương đương với thời lượng của bản thông điệp dài nhất trước đó vào năm 2018 nhưng dung lượng thông tin của thông điệp 2023 lại lớn hơn gấp nhiều lần. Trong bản thông điệp 2023, ông đã có tới 7 đề mục đề cập đến các vấn đề kinh tế, xã hội.
Vấn đề nằm ở chỗ mọi tiềm lực của một quốc gia đều dựa trên ba trụ cột sức mạnh. Đó là sức mạnh của con người, sức mạnh của nền kinh tế và sức mạnh quốc phòng. Trong dó, sức mạnh của con người, bao gồm cả sức lao động thể chất và sức lao động trí óc là nền tảng quyết định hai sức mạnh còn lại. Chính vì vậy mà tổng thống Nga đề cập đến nhiều.vấn đề quốc kế dân sinh trong thông điệp của mình.
Nhiều người chỉ chăm chú đến những tuyên bố của ông về Chiến dịch quân sự đặc biệt, về quan hệ quốc tế với phương Tây, với các nước bạn bè mà không để ý rằng ông đã đề cập rất sâu đến các vấn đề đời sống của người dân. Cũng như người Việt Nam, tổng thống VladimirPutin đề cập thẳng đến vấn đề hạnh phúc của người dân Nga, đến các chính sách phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội trong điều kiện tình hình mới ở 5 chuyên mục như cung cấp nhà ở, khí đốt, dịch vụ công.v.v… trong khi chỉ có một chuyên mục duy nhất đề cập đến công nghiệp quốc phòng. Điều này cho thấy chủ trương của nhà nước Nga khác hẳn với những lời tuyên truyền xuyên tạc, bịa đặt của Mỹ và phương Tây rằng Nga đang quân sự hóa xã hội.
Nga sẽ không phát triển quốc phòng để gây tổn hại cho nền kinh tế. Mặc dù người đứng đầu nhà nước Nga gọi các vấn đề quốc phòng là ưu tiên quan trọng nhất của nhà nước, nhưng đồng thời ông cũng nhấn mạnh không có chuyện "đại bác thay bơ".
Tóm lại, trong Thông điệp Liên bang 2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói hết những điều cần nói, tức là đã đề cập tới mọi mặt liên quan đến quốc phòng, an ninh và phát triển của đất nước trong giai đoạn cực kỳ phức tạp với những thay đổi mang tính quyết định.