Từ đam mê khoa học đến sáng chế
“Thứ nhất, do thời gian đánh bắt xa bờ kéo dài hàng tháng, không thể cập bến tiếp nhiên liệu nên ngư dân phải thu mua các loai dầu không đạt chất lượng. Thứ hai, bản thân dầu diesel nếu lưu trữ lâu xảy ra phản ứng polyme hóa, tạo ra các thành phần nặng hơn. Ngoài ra, khi bảo quản dầu diesel trong môi trường biển sẽ lẫn tạp chất như nước biển, muối v.v Khi dầu đi tới động cơ tàu thì sẽ không còn đạt được yêu cầu như trước đây, dẫn đến thiết bị hoạt động kém năng suất, tốn nhiên liệu”.
“Tôi đã làm thí nghiệm với rất nhiều mẫu dầu diesel mà các ngư dân gửi về. Kết quả cho thấy, ngay cả khi đi qua bộ lọc của động cơ diesel có sẵn thì các chỉ số lắng cạn vẫn không đạt tiêu chuẩn. Hơn nữa, các thiết bị này đối với nhiên liệu và môi trường tại Việt Nam thì vẫn chưa tách được thành phần nặng một cách triệt để. Từ các lý do trên, chúng tôi nảy ra ý tưởng sáng chế thiết bị xử lý dầu diesel cho tàu cá”, TS. Dương Chí Trung cho biết.
“Đến nay, nhóm nghiên cứu đã cải tiến thiết bị lọc hơn 20 lần vì mỗi loại dầu có đặc tính khác nhau. Tuy nhiên, những sản phẩm càng về sau lại càng được hoàn thiện hơn. Do đó, chúng tôi tự tin đưa ra thị trường sản phẩm thiết bị lọc dầu diesel tốt nhất cho tàu cá”.
Hành trình nghiên cứu không trải hoa hồng
“Thách thức lớn nhất đối với đội ngũ nghiên cứu là làm sao giải quyết ổn định nhất vấn đề ngư dân đang gặp phải. Vì trên thị trường có rất nhiều loại dầu khác nhau, làm sao để lọc một cách hợp lý nhất, kéo dài tuổi thọ của thiết bị để ngư dân có thể lên đến vài tháng. Vấn đề này đã được chúng tôi khắc phục. Hiện nay, thiết bị lọc dầu diesel của chúng tôi có thể giúp ngư dân đi ít nhất từ 1,5 tháng - 2 tháng. Ngư dân không phải thay thiết bị mới mà chỉ cần thay lõi lọc khi màng đầy, không lọc được nữa. Khi đưa ra giải pháp này, chúng tôi cũng bảo hành thiết bị trọn đời”.
“Bên cạnh giải pháp lọc dầu diesel, bộ giải pháp chúng tôi đưa ra cho ngư dân là tiết kiệm nhiên liệu. Trong đó,giải pháp thứ nhất là thiết bị lọc dầu cặn và thứ hai là giải pháp nhớt bôi trơn hợp tác độc quyền với PV Oil. Nhớt bôi trơn sẽ giúp giảm ma sát ở trong động cơ, giúp động cơ chạy mát hơn cũng như giảm tiêu hao nhiên liệu. Khi dùng đồng bộ hai giải pháp này thì hiệu quả đạt được cực lỳ lớn”, TS. Dương Chí Trung chia sẻ.
Dấu ấn của nền khoa học Nga
“Kiến thức các thầy cô người Nga đào tạo rất bài bản, rất sâu. Các thầy cô đã chia sẻ tất cả các kiến thức mà thế hệ đi trước để lại. Điều này giúp tôi sớm bắt kịp với công nghệ tiên tiến và sau này áp dụng vào trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học Dầu khí Việt Nam.Thực sự, tôi luôn biết ơn các thầy cô và nước Nga đã tâm huyết, đào tạo những kiến thức cơ bản, vững chắc để tạo ra nền tảng tốt để tôi tiếp tục phát triển trong quá trình công tác sau này”, anh nói.
“Chúng tôi tạo ra sản phẩm màng lọc cặn dầu và để sản xuất số lượng lớn chúng tôi đã phải liên hệ với đối tác ở Nga để phát triển sản phẩm sao cho chất lượng phù hợp với yêu cầu nghiên cứu”.
“Trong thời gian tới, chúng tôi muốn mở rộng hợp tác với các công ty khác của Nga để triển khai giải pháp này không chỉ ở tàu cá mà còn trên các tàu hàng, máy phát điện diesel công suất lớn. Không chỉ vậy, bộ giải pháp này đều có thể áp dụng được cả ở Nga cho các đơn vị vận chuyển. Đây là thị trường tiềm năng trong tương lai. Không đơn giản để thực hiện điều đó nhưng chúng tôi hy vọng có thể đạt được mục tiêu của mình, Tin vui là thiết bị lọc dầu diesel được áp dụng cho máy phát điện tại đảo Trường Sa của Việt Nam”, TS. Dương Chí Trung hi vọng.
“Tôi tin rằng, với sự sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ của Liên bang Nga thì tiềm năng phát triển khoa học là rất lớn. Tuy nhiên cần phải có cơ chế thúc đẩy hợp tác khoa học và thương mại hơn nữa trong tương lai”, TS. Dương Chí Trung nhấn mạnh.