“Tất nhiên, về mặt khách quan, cơ sở cất giữ vũ khí như vậy có nguy cơ cháy, nổ rất cao ngay cả trong thời bình. Và trong thời gian cuộc xung đột quân sự, như kinh nghiệm của cuộc xung đột Nga-Ukraina cho thấy, những cơ sở như vậy trở thành mục tiêu tấn công đầu tiên bằng các tên lửa dẫn đường công nghệ cao. Trước hết cần phải phá hủy các kho như vậy để tước đi cơ hội cung cấp đạn dược cho quân địch. Tất nhiên, điều này mang lại những rủi ro nhất định cho cư dân của các khu định cư gần đó", - chuyên gia nhấn mạnh.
"Người dân địa phương sẽ cảm thấy sợ hãi, lo lắng và bị đe dọa. Nhưng, trước hết phải nói rằng, chính phủ Nhật Bản đã học cách xây dựng mối quan hệ với chính quyền và cộng đồng địa phương, cố gắng giảm thiểu rủi ro và chọn những địa điểm để gây ít thiệt hại nhất cho người dân. Điều này thấy được rõ qua kinh nghiệm của Okinawa. Thứ hai, nếu nói về tình cảm của công chúng, thì dư luận xã hội hiểu sự cần thiết của việc tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước, tình cảm này ngày càng tăng trong xã hội Nhật Bản, và người dân bắt đầu coi các hành động của chính phủ theo hướng này là các biện pháp bắt buộc để đảm bảo an ninh”, - chuyên gia Oleg Kazakov nói.