Động đất ở Việt Nam hiện nay ra sao?
“Các trận động đất tiêu biểu như động đất Điện Biên với độ lớn 5.3 năm 2001, trận động đất Cao Bằng M = 5,4 năm 2019, động đất Mường Tè M = 4.9 năm 2020, động đất Mộc Châu M = 5.3 năm 2020, và động đất Điện Biên Đông M = 4.5 xảy ra tháng 3 năm 2022”, TS. Nguyễn Xuân Anh chỉ ra.
“Trên cơ sở số liệu quan trắc động đất cho thấy hệ thống đứt gãy này vẫn đang hoạt động. Các trận động đất trong những năm gần đây chủ yếu xảy ra tại phần phía Bắc của đớt đứt gãy SH-SC nằm trên lãnh thổ Trung Quốc và không gây ảnh hưởng đến Việt Nam”, TS. Nguyễn Xuân Anh nói.
‘Không thể xem thường mối nguy hiểm từ động đất’
“Ở Việt Nam đã từng xảy ra các trận động đất mạnh như trận động đất Điện Biên với độ lớn M = 6.8 năm 1935 và động đất Tuần Giáo M = 6.7 năm 1983 và vì vậy không thể xem thường mối nguy hiểm mà động đất có thể gây ra”, TS. Nguyễn Xuân Anh nhấn mạnh.
“Tiến hành thực hiện phân vùng nguy hiểm, rủi ro động đất, sóng thần trên phạm vi quốc gia, trong đó chi tiết hơn cho các khu vực độ thị, đông dân cư, các công trình trọng điểm có khả năng bị ảnh hưởng của động đất nhằm xây dựng chiến lược, kế hoạch cụ thể ứng phó và giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai”, Tiến sĩ cho biết.
“Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết của cộng đồng về động đất, sóng thần và các giải pháp phòng, tránh. Các kiến thức sinh tồn trong khi động đất xảy ra tưởng chừng rất đơn giản nhưng rất hữu ích có khi cứu cả mạng sống … Vì vậy, người dân cần được tuyên truyền, hướng dẫn về ảnh hưởng của động đất đến nhà cửa, cách phòng tránh và ứng phó khi động đất xảy ra”, TS. Nguyễn Xuân Anh nhấn mạnh.