Gần 1.000 trận động đất xảy ra tại Việt Nam trong vòng 20 năm qua

© Depositphotos.com / EfiredMùa thu miền núi Việt Nam.
Mùa thu miền núi Việt Nam.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trận động đất kép tại Thổ Nhĩ Kỳ-Syria xảy ra mới đây vẫn còn ám ảnh người dân trên toàn thế giới. Là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, đây cũng là lúc Việt Nam nhìn lại vấn đề động đất và khả năng chúng có thể xảy ra tại Việt Nam.

Động đất ở Việt Nam hiện nay ra sao?

Trao đổi với Sputnik, TS. Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, cho biết thông qua mạng quan trắc quốc gia của Viện trong khoảng 20 năm qua, đã ghi nhận khoảng gần 1000 trận động đất có độ lớn từ 2.5 đến 5.4 xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam và lân cận. Hoạt động động đất chủ yếu xảy ra trên các khu vực như Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và trên vùng biển thềm lục địa phía Đông Nam đất nước.

“Các trận động đất tiêu biểu như động đất Điện Biên với độ lớn 5.3 năm 2001, trận động đất Cao Bằng M = 5,4 năm 2019, động đất Mường Tè M = 4.9 năm 2020, động đất Mộc Châu M = 5.3 năm 2020, và động đất Điện Biên Đông M = 4.5 xảy ra tháng 3 năm 2022”, TS. Nguyễn Xuân Anh chỉ ra.

Cũng theo Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, ngoài các động đất tự nhiên, Việt Nam quan trắc được các chuỗi động đất kích thích có độ lớn dưới 5 do các hồ chứa ở trên bậc thang thủy điện sông Đà, ở Bắc Trà My (Quảng Nam), A Lưới (Thừa thiên Huế) và gần đây nhất là Kon Plong (Kon Tum).
Hậu quả của trận động đất ở thành phố Antakya tỉnh Hatay của Thổ Nhĩ Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2023
Các chuyên gia: Khối lượng đổ nát ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể lên tới 100 triệu tấn
Ngoài động đất kích thích tạo nên bởi các hoạt động của con người, liệu các hoạt động động đất dọc theo vùng phía Bắc sông Hồng đã ngừng hoạt động hay chỉ là tạm "ngủ đông" và sẽ sớm thức dậy?
TS. Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết, theo các kết quả nghiên cứu đến nay, hệ thống đứt gãy sông Hồng – sông Chảy (SH-SC) bắt đầu từ Tibet kéo dài hàng nghìn kilomet xuống thềm lục địa Việt Nam với phương chủ đạo Tây Bắc – Đông Nam.

“Trên cơ sở số liệu quan trắc động đất cho thấy hệ thống đứt gãy này vẫn đang hoạt động. Các trận động đất trong những năm gần đây chủ yếu xảy ra tại phần phía Bắc của đớt đứt gãy SH-SC nằm trên lãnh thổ Trung Quốc và không gây ảnh hưởng đến Việt Nam”, TS. Nguyễn Xuân Anh nói.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh, đối với phần hệ thống đứt gãy SH-SC nằm trên lãnh thổ Việt Nam ghi nhận trận động đất lớn nhất M = 5.3 vào năm 1954 và những trận động đất nhỏ với M = 2.5 – 2.8 cũng ghi nhận được những năm gần đây xảy ra trên hệ thống đứt gãy này.
Himalaya - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2023
Các nhà địa chấn học Ấn Độ dự đoán sẽ có một trận động đất kinh hoàng ở dãy Himalaya

‘Không thể xem thường mối nguy hiểm từ động đất’

Đây là nhận xét của TS. Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam chia sẻ với Sputnik. Nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng, các trận động đất lớn thường tích lũy năng lượng trong thời gian dài từ vài chục đến hàng trăm năm.

“Ở Việt Nam đã từng xảy ra các trận động đất mạnh như trận động đất Điện Biên với độ lớn M = 6.8 năm 1935 và động đất Tuần Giáo M = 6.7 năm 1983 và vì vậy không thể xem thường mối nguy hiểm mà động đất có thể gây ra”, TS. Nguyễn Xuân Anh nhấn mạnh.

Các thùng hàng đều in quốc kỳ của Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ đặt cạnh nhau cùng dòng chữ đầy xúc động: 'Sớm khỏe lại nhé Thổ Nhĩ Kỳ!' (Gegmis Olsun Türkiye) - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2023
Bộ Quốc phòng Việt Nam tặng 25 tấn hàng viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ
Để giảm thiểu thiệt hại do động đất gây ra, TS. Nguyễn Xuân Anh đề xuất cần có sự phối hợp của các bộ ban ngành và địa phương thực hiện các nhiệm vụ chính. Cụ thể như sau:

“Tiến hành thực hiện phân vùng nguy hiểm, rủi ro động đất, sóng thần trên phạm vi quốc gia, trong đó chi tiết hơn cho các khu vực độ thị, đông dân cư, các công trình trọng điểm có khả năng bị ảnh hưởng của động đất nhằm xây dựng chiến lược, kế hoạch cụ thể ứng phó và giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai”, Tiến sĩ cho biết.

Đoàn công tác Bộ Công an trao thiết bị y tế hỗ trợ nạn nhân chịu thảm họa động đất tại thành phố Adiyaman, Thổ Nhĩ Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2023
‘Người dân Thổ Nhĩ Kỳ xúc động trước hành động của Việt Nam’
Bên cạnh đó, cần xây dựng và điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội dựa trên số liệu cập nhật về mức độ ảnh hưởng của động đất, sóng thần. Đồng thời, cập nhật và thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật mới nhất cho các công trình xây dựng, các công trình quan trọng khác phù hợp với tính toán ảnh hưởng do động đất, sóng thần có thể xảy ra.

“Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết của cộng đồng về động đất, sóng thần và các giải pháp phòng, tránh. Các kiến thức sinh tồn trong khi động đất xảy ra tưởng chừng rất đơn giản nhưng rất hữu ích có khi cứu cả mạng sống … Vì vậy, người dân cần được tuyên truyền, hướng dẫn về ảnh hưởng của động đất đến nhà cửa, cách phòng tránh và ứng phó khi động đất xảy ra”, TS. Nguyễn Xuân Anh nhấn mạnh.

Những nghiên cứu về động đất sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho các nhà hoạch định kế hoạch để đưa ra những quyết định thích hợp hoặc có những chuẩn bị trong việc hoạch định và phát triển quốc gia.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала