Chỉ có Quân đội (xin nhắc rằng đây là cái mà Hoa Kỳ gọi là Lục quân, Lực lượng Mặt đất) đã thiếu 15.000 tân binh ngay cả sau khi đã hạ ngưỡng kế hoạch chiêu mộ. Tổng cộng, năm 2022 muốn tuyển 60.000 lính mới. Đây là kết quả tồi tệ nhất kể từ năm 1973, khi Mỹ từ bỏ chính sách quân dịch và chuyển sang nguyên tắc hợp đồng trong việc hoàn thiện lực lượng vũ trang. (Chẳng có gì bí mật rằng nguyên nhân trực tiếp của bước đi này chính là thất bại ô nhục của kết quả chính sách quân dịch trong Chiến tranh Việt Nam).
Hải quân và Không lực Hoa Kỳ cũng hiện hữu điểm khó chịu tương tự. Chỉ riêng Thủy quân lục chiến đạt cơ số mục tiêu tuyển mộ. Nhưng Lính thuỷ đánh bộ là bộ phận khá nhỏ gọn của lực lượng vũ trang về số lượng nhân sự: xếp thứ hai từ cuối lên. (Ít người hơn cả là trong Lực lượng Không gian).
Đồng thời, người ta chính thức cố gắng duy trì tổng số quân của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ ở mức ổn định – thậm chí cả sau đợt giảm đáng kể vào những năm 1990-2001. Dù sao chăng nữa Lầu Năm Góc vẫn canh cánh mối lo ngại thường trực là có quá ít người Mỹ sẵn sàng phục vụ trong quân ngũ.
«Chúng ta có thể phát triển nhiều loại vũ khí công nghệ tiên tiến như ta muốn, nhưng nếu thiếu những con người tài năng và có động cơ sử dụng vũ khí đó thì vẫn là vô ích, không thể được», - Bộ trưởng Lục quân Hoa Kỳ Christina Wormuth thừa nhận.
Không muốn, không thể và không phù hợp
Theo dữ liệu của viên tướng thủ trưởng Lục quân James McConville, chỉ có 23% người Mỹ trong độ tuổi 17-24 là tương ứng với tiêu chuẩn tuyển quân. Trung tướng nghỉ hưu Thomas Spohr, nhân viên của Trung tâm cố vấn Heritage Foundation, gắn tình trạng này với lối sống không lành mạnh: cứ 5 công dân Hoa Kỳ ở độ tuổi 12-19 thì có 1 người bị béo phì.
Bản thân giới trẻ Mỹ cũng chẳng hề cháy bỏng nguyện vọng nhập ngũ. Chỉ 9% trong số họ quan tâm đến nghĩa vụ quân sự. Cuộc thăm dò mà Lầu Năm Góc tiến hành hồi năm ngoái cho thấy 57% thanh niên sợ các vấn đề tâm lý vì quân ngũ, gần một nửa – lo hậu quả cho sức khỏe.
Nhân khẩu học và yếu tố nối tiếp thừa kế thế hệ cũng tác động ảnh hưởng. Nếu vào năm 1995, gần ½ người Mỹ có cha mẹ từng phục vụ trong quân đội thì hiện nay chỉ số này còn vẻn vẹn 13%. Tuy nhiên, 79% binh sĩ hợp đồng hiện nay là con em quân nhân.
Và đây là kết quả công trình nghiên cứu của Viện Ronald Reagan: vào năm 2021 chỉ có 45% cư dân tin tưởng Lực lượng vũ trang. Con số này thấp hơn 25% so với năm 2018.
Nguyên nhân hợp lý và không hợp lý
Những vấn đề tương tự phát sinh vào những năm 1999, 2005 và 2018. Sở dĩ như vậy là do những tổn thất lớn trong các cuộc xung đột và đà phát triển kinh tế - các tân binh tiềm năng không muốn mạo hiểm mạng sống của họ mà ưa chọn những nghề nghiệp ít nguy hiểm hơn.
Bây giờ tình hình ở Hoa Kỳ đã gần đến ngưỡng khủng hoảng kinh tế. Nhưng cuộc đối đầu với Nga và triển vọng đối đầu với Trung Quốc không hề khiến các thanh niên Mỹ gia tăng mong muốn phục vụ Tổ quốc. Trong những điều kiện đó, như tướng James McConville thừa nhận, trước khi đưa lính tiến ra chiến trường, quân đội buộc phải giao tranh trên thị trường lao động
Còn thêm một lý do khác. Kênh truyền hình Fox News chỉ ra niềm đam mê của ban chỉ huy quân sự về vấn đề bình đẳng giới và chủng tộc. Cụ thể, có câu chuyện về việc khởi động chương trình đào tạo tại Học viện Không quân Hoa Kỳ ở Colorado dành riêng cho nữ binh và những cá nhân thiểu số tình dục. Hơn thế nữa, còn có khóa học đặc biệt – chỉ dành cho người da mầu.
Các chính trị gia bảo thủ cho rằng điều này hù doạ ngăn cản các tân binh tiềm năng. Ngoài ra, thất bại quân sự của nước Mỹ ở Iraq và Afghanistan cũng không hề thêm phần hấp dẫn làm cho phục vụ trong quân đội trở nên được ưa chuộng.
Hiện thời vẫn chưa thấy lối thoát cho «cơn khủng hoảng tuyển quân». Giới chuyên gia cho rằng: hình ảnh Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ với toàn bộ là binh sĩ hợp đồng đang đứng trước câu hỏi nghi vấn. Lầu Năm Góc chưa sẵn sàng đi tới cắt giảm quân số. Do đó, nửa thế kỷ sau khi bỏ cách triệu tập thực hiện nghĩa vụ quân sự, những người ủng hộ trở lại chính sách này đang nhận được luận chứng nặng ký.