"Chúng ta cần một chiến thuật mới": Châu Âu đang đối mặt với tình trạng thiếu đạn pháo trầm trọng
Các kho dự trữ vũ khí của Lực lượng Vũ trang Pháp đã cạn kiệt và tổ hợp công nghiệp quốc phòng không kịp bổ sung cho kho dự trữ đạn dược và vũ khí.
SputnikTình hình tương tự ở các nước EU khác. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Các nhà chức trách dự định giải quyết vấn đề như thế nào? Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.
Thay đổi ưu tiên
“Pháp có khả năng kháng cự một cuộc tấn công lớn của Nga chỉ trong một vài ngày”, - nhà báo chuyên về quân sự Jean Guisnel viết trong bài bình luận trên tạp chí Le Point.
Theo ông Jean Guisnel, rõ ràng là quân đội Pháp ngày nay không có đủ phương tiện để tiến hành "cuộc chiến tranh theo cách cũ" khi phải chiến đấu một mình, hay thậm chí trong thành phần của liên minh. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Paris không xem xét khả năng xảy ra một cuộc xung đột vũ trang cường độ cao kéo dài đòi hỏi điều động nhiều trang thiết bị quân sự. Các chính trị gia đã tìm cách tận dụng tối đa tất cả các cơ hội của thời bình. Dự trữ đạn dược và số lượng các đơn đặt hàng đã giảm, và hệ thống phòng thủ được chuyển hướng để giảm thiểu lượng dự trữ và sản xuất "đúng thời hạn quy định".
Jean Guisnel nhắc nhở rằng, trong một nghiên cứu cách đây hai năm, các chuyên gia phân tích của RAND Corporation, một công ty thân cận với Lầu Năm Góc, đã mô tả Pháp là "một đồng minh mạnh nhưng có khả năng hạn chế". Chuyên gia Jean Guisnel chắc chắn rằng, “quân đội Pháp cần phải củng cố và xây dựng sức mạnh chiến đấu với sự trợ giúp của những đơn đặt hàng lớn hơn về cung cấp vũ khí và những đơn đặt hàng lớn hơn nhiều về cung cấp đạn dược".
Trong trường hợp khẩn cấp
Hai nghị sĩ Vincent Bru (Phong trào Dân chủ) và Julien Rancoule (Tập hợp Quốc gia) cũng nói về tình trạng thiếu đạn dược trầm trọng. Họ so sánh tình hình hiện nay với thời điểm bùng phát đại dịch COVID-19, khi đó sự thiếu hụt đột ngột khẩu trang đã chứng minh tầm quan trọng của việc tạo ra nguồn dự trữ để chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống khẩn cấp.
Theo báo cáo của họ, năm ngoái, Pháp đã cung cấp cho Kiev 18 khẩu pháo tự hành Caesar 155mm và khoảng 15 khẩu pháo kéo TRF1 155mm. Tính trung bình, Lực lượng Vũ trang Pháp bắn khoảng 20 nghìn quả đạn pháo mỗi năm trong các cuộc tập trận, còn ở Ukraina, số lượng này được bắn mỗi tuần. Đồng thời, thời gian sản xuất một lô đạn lớn như vậy là từ một năm rưỡi đến hai năm.
“Ngay cả khi kho đạn dược của chúng tôi - ở đây nói về đạn pháo cho lựu pháo tự hành Caesar hoặc hệ thống phòng không - được khôi phục trong thời gian trung hạn, thì thời gian chờ giao hàng sẽ tác động tiêu cực đến cả quá trình huấn luyện tác chiến cũng như đến uy tín của nước Pháp. Do đó sự hỗ trợ cho Ukraina hạn chế nghiêm trọng khả năng của Lực lượng Vũ trang của chúng tôi", - Julien Rancoule lưu ý.
Hai nghị sĩ kêu gọi các cơ quan hành pháp ngay lập tức giải quyết vấn đề bổ sung kho vũ khí và đạn dược, cũng như xem xét lại chiến lược trong lĩnh vực này có tính đến tình hình thế giới hiện nay.
Quân đội thu nhỏ
Ngân sách quốc phòng của Mỹ cho phép quân đội sở hữu vũ khí chất lượng cao với số lượng lớn và dự trữ đầy đủ, đảm bảo khả năng của tổ hợp công nghiệp quân sự cung cấp kịp thời thiết bị và đạn dược. Ở Thế giới cũ, tình hình khác hẳn.
Sau khi Liên Xô tan rã, các nước Tây Âu đã tích cực cắt giảm nguồn lực quân sự vì lý do kinh tế. Đồng thời, họ đi theo con đường hiện đại hóa và nhất thể hóa để duy trì khả năng tương tác với các đồng minh NATO.
Đến đầu những năm 1990, Pháp đã có hơn 1.300 xe tăng chiến đấu chủ lực AMX-30, mà họ dự định thay thế dần bằng 1.500 chiếc Leclerc hiện đại. Tuy nhiên, đến năm 2021, chỉ có 222 chiếc xe tăng mới được đưa vào biên chế. Số lượng máy bay chiến đấu đã giảm từ 686 chiếc trong năm 1991 xuống còn 254 chiếc vào năm 2021, số lượng quân nhân trong lực lượng vũ trang trong cùng thời gian đã giảm từ 453 nghìn người xuống còn 203 nghìn người.
12 Tháng Mười Hai 2022, 05:21
Đồng thời, trong khi giảm khối lượng và số lượng, Paris luôn tìm cách duy trì mô hình Lực lượng Vũ trang đầy đủ giá trị. Do đó, các chuyên gia đôi khi so sánh quân đội Pháp với cây cảnh Bonsai (một bản sao chính xác của cây thật ở dạng thu nhỏ): họ nói rằng, chúng tôi có mọi thứ, nhưng mỗi thứ chỉ có một chút.
Là một thành viên của NATO, với kho vũ khí hạt nhân và vị trí địa lý ở trung tâm Tây Âu, khi không có mối đe dọa thực sự nào đối với lãnh thổ quốc gia, Pháp tập trung vào các hoạt động tác chiến của lực lượng viễn chinh, trong đó một đội quân hạn chế thường đối đầu với đối thù yếu hơn.
Kết quả là, người Pháp sở hữu thiết bị quân sự và đạn dược chất lượng cao, nhưng với số lượng ít do giá thành cao.
Nỗ lực cải thiện tình trạng
Các nghị sĩ Bru và Rancoule cho rằng,
cuộc xung đột Ukraina đã cho thấy lỗ hổng của cách tiếp cận này. Ví dụ, sau khi chuyển giao một số thiết bị cho Kiev, trong quân đội Pháp chỉ còn lại khoảng bốn mươi khẩu pháo tự hành Caesar và khoảng một chục hệ thống tên lửa phóng loạt LRU. Số lượng này rõ ràng là không đủ để bảo đảm quốc phòng, an ninh toàn diện. Và việc sản xuất một lượng lớn đạn dược sẽ không làm tăng hiệu quả của Lực lượng Vũ trang.
Phân tích cuộc giao tranh, hai tác giả của báo cáo đưa ra kết luận rằng, các hệ thống vũ khí và đạn dược đơn giản là đủ để bắn trúng 90% mục tiêu. Và chỉ trong 10% trường hợp còn lại cần phải sử dụng những loại đạn phức tạp và đắt tiền. Do đó, cần phải kết hợp: ở giai đoạn đầu tiên cần phải sử dụng các loại vũ khí chất lượng cao để tự tin bắn chính xác, bắn trúng các mục tiêu và tạo lợi thế, sau đó nên sử dụng vũ khí rẻ hơn để áp chế đối phương bằng hỏa lực lớn.
Hai nghị sĩ kêu gọi tạo ra sự cân bằng và chú ý đến nhu cầu sản xuất các loại đạn dược rẻ hơn, mặc dù không có hiệu quả cao nhưng với số lượng lớn.
Các tác giả của bản báo cáo cũng khuyên nên sử dụng đạn thật thường xuyên hơn trong các cuộc tập trận. Các đạn giả được dùng trong tập trận cần được trang bị thêm thiết bị an toàn nên đắt hơn gần gấp năm lần. Ngoài ra, hai nghị sĩ đề xuất làm cho các đơn đặt hàng của nhà nước trở nên minh bạch hơn và thường xuyên hơn - tất cả các nhà cung cấp đưa ra yêu cầu này.
Hai nghị sĩ đặc biệt chú ý đến sự phụ thuộc của Pháp vào nguồn cung cấp từ nước ngoài. Ví dụ, đã từ lâu Pháp từ bỏ việc sản xuất đạn súng ngắn từ 9 đến 20 mm, và hiện nay nhập khẩu chúng từ Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Thuốc nổ được người Pháp nhập khẩu từ Đức. Một vấn đề nghiêm trọng là chất bán dẫn cần thiết để sản xuất vũ khí công nghệ cao. Dự trữ chiến lược của Pháp đã cạn kiệt và việc sản xuất chất bán dẫn đang tập trung ở các nước châu Á.
Ngoài ra, hai tác giả của báo cáo lưu ý rằng, quân đội Pháp vốn có truyền thống dựa vào máy bay có người lái và chỉ mua một số máy bay không người lái đắt tiền từ Hoa Kỳ, trên thực tế Pháp không có loại đạn dược “lảng vảng” trên không - máy bay không người lái kamikaze, mà loại máy bay này đã cho thấy hiệu quả cao trong cuộc xung đột Ukraina.
“Pháp không có loại đạn dược như vậy, do đó đất nước này đang tụt hậu nghiêm trọng so với các quốc gia như Hoa Kỳ, Nga, Israel và ngay cả so với Ba Lan, và khoảng cách này phải được lấp đầy khẩn cấp”, - các tác giả nhấn mạnh.
Đổ thêm dầu vào lửa
Trong khi đó, bà Marion Marechal, phó chủ tịch đảng Reconquest, lên tiếng phản đối việc cung cấp vũ khí cho Kiev.
“Ngoài việc hỗ trợ Ukraina, chúng ta cũng phải nghĩ đến việc bảo vệ nước Pháp trong khi tình hình thế giới ngày càng trở nên nguy hiểm. Người Pháp phải hiểu rằng: khi chúng ta cung cấp vũ khí, chúng ta cung cấp đạn dược, nhiên liệu, phụ tùng thay thế", mặc dù ngày nay quân đội của chúng ta đang thiếu tất cả những sản phẩm này. Chúng ta nhận thức được rằng, trong trường hợp xảy ra xung đột cường độ cao, chúng ta sẽ không thể bảo vệ nước Pháp, vì thế việc cạn kiệt kho dự trữ của chúng ta là rất nguy hiểm", - bà nói trong cuộc phỏng vấn với CNews.
Theo bà Marion Marechal, có nhiều cách khác để hỗ trợ Ukraina, bao gồm cả hỗ trợ tài chính hoặc đào tạo quân nhân.
"Pháp không chỉ chuyển giao những khẩu pháo tự hành Caesar mà còn đang xem xét gửi xe tăng hạng nhẹ và không loại trừ khả năng chuyển giao những máy bay chiến đấu cho Ukraina. Tôi cho rằng, việc Pháp cấp vũ khí cho Ukraina chỉ làm leo thang xung đột mà không giúp tìm lối thoát”, - bà Marechal nói.
Bà cũng chỉ trích Tổng thống Emmanuel Macron, người hứa hẹn sẽ tăng viện trợ quân sự cho Kiev.
"Ông ấy đã có khả năng bảo vệ hòa bình bằng cách khăng khăng đòi thực hiện các thỏa thuận Minsk, nhưng, ông ta đã không làm gì cả", - chính trị gia nhấn mạnh.
Ông Florian Philippot, lãnh đạo đảng chính trị "Những người yêu nước của Pháp" cũng lên tiếng phản đối việc cung cấp vũ khí cho Kiev: ông yêu cầu chấm dứt hành vi "lừa đảo" của chính phủ Macron, vốn "cố tình châm ngòi chiến tranh".