"Một số nhà ngoại giao của Liên minh châu Âu cũng đã đặt câu hỏi riêng rằng liệu việc cung cấp vũ khí cho cuộc xung đột có phù hợp với sứ mệnh đã nêu của Tổ chức Hòa bình châu Âu là "duy trì hòa bình và ngăn chặn xung đột hay không", - Financial Times viết.
Theo bài báo, ngay cả các chính trị gia các nước Liên minh châu Âu ủng hộ mạnh mẽ Ukraina, cũng rất ngạc nhiên khi Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell nói với các phóng viên trong cuộc phỏng vấn rằng Quỹ Hòa bình châu Âu có thể tài trợ cho việc cung cấp máy bay chiến đấu, máy bay phản lực tới Kiev.
Trước đó, người đứng đầu ngành ngoại giao EU Josep Borrell cho biết, vào đầu tháng 3, tại cuộc họp với các bộ trưởng quốc phòng, ông sẽ trình bày các đề xuất cụ thể về việc tăng cường sản xuất đạn dược ở Liên minh châu Âu, đồng thời cho biết thêm rằng "cần nhanh chóng cung cấp vũ khí" và đạn dược cho Ukraina."
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Ngày 24 tháng 2, Nga đã phát động chiến dịch đặc biệt nhằm phi quân sự hóa Ukraina. Tổng thống Vladimir Putin nêu mục tiêu của chiến dịch là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm." Theo quy định của Bộ Quốc phòng, quân đội Nga đã hoàn thành các nhiệm vụ chính của giai đoạn đầu - làm giảm đáng kể tiềm lực chiến đấu của Lực lượng vũ trang Ukraina.