Biển Đông

Tình hình xung quanh các đảo ở Biển Đông là "phức tạp nhất trong địa chính trị thế giới"

Matxcơva (Sputnik) – Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. gọi tình hình xung quanh các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Đông "là phức tạp nhất trong địa chính trị thế giới" và kêu gọi các lực lượng vũ trang của đất nước "bảo vệ chặt chẽ" lãnh thổ của mình trong bối cảnh đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trang web của báo Inquirer cho biết.
Sputnik
Theo vị nguyên thủ quốc gia, đã có lúc người Philippines không cần phải lo lắng về các mối đe dọa và sự gia tăng đối đầu giữa siêu cường.
"Bây giờ mọi thứ đã bắt đầu thay đổi, và chúng ta cần phải thay đổi theo. Vì vậy, tôi nói rằng nhiệm vụ của Lực lượng Vũ trang Philippines đã thay đổi. Và chúng ta phải bảo vệ chặt chẽ những gì chúng ta đã không nghĩ đến trước đó", - lời Tổng thống đã được trích dẫn.
Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert Del-Rosario nói rằng tổng thống "đang thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ quyền của Philippines" ở Biển Đông.
Như đã báo cáo trước đây, ba tuần trước, Philippines đã phản đối Trung Quốc, cáo buộc tàu chiến Trung Quốc dùng tia laser chống lại lực lượng bảo vệ bờ biển của Philippines. Tuần trước, đã có báo cáo rằng khoảng 30 tàu dân quân địa phương và tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc neo đậu trong vùng nước tranh chấp gần các bãi cạn Ayungin và Sabina (ESCA), cách bờ của tỉnh Palavan 135 km.
"Người Philippines đã hoàn toàn đứng về phía đồng minh Hoa Kỳ của họ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Liên quan đến vấn đề này, Inquirer đã dẫn lời của ông Del-Rozario rằng Hoa Kỳ và Philippines với các quốc gia khác trên thế giới đã rất coi trọng việc bảo tồn trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc. Việc phá hủy trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc sẽ trở thành một thảm họa đối với nhân loại, vì thế giới sẽ tiếp tục theo thứ trật tự tồn tại trước Chiến tranh thế giới thứ hai, khi các tranh chấp được quyết định bởi vũ lực và nhiều mạng sống sẽ bị mất một cách vô nghĩa trong các cuộc Chiến tranh và xâm lược", - Bộ trưởng nói.
Biển Đông
Philippines và Trung Quốc lập đường dây liên lạc trực tiếp để bình thường hóa tình hình ở Biển Đông
Inquirer cũng trích dẫn Thượng nghị sĩ Philippines Rice Oniveros rằng Philippines cần nhìn xa hơn các thỏa thuận quốc phòng tương hỗ ký với Hoa Kỳ từ năm 1951 và và ký kết các thỏa thuận đó với các quốc gia khác.

"Trung Quốc sẽ không dừng lại cho đến khi chúng ta đầu hàng Biển Tây Philippines (tên địa phương của Biển Đông), vì vậy chúng ta phải cho Trung Quốc thấy rằng chúng ta sẽ không lùi bước", - ông Onivosero nói.

Tranh chấp Biển Đông

Căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo. Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn.
Tại các Hội nghị, họp báo quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn thể hiện rõ lập trường của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Hà Nội nhiều lần tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên COC.
Thảo luận