Cuộc tập trận Cobra Gold có lịch sử khá dài. Lần đầu tiên Cobra Gold được tổ chức vào năm 1982 với sự tham gia của lực lượng hải quân hai quốc gia: Thái Lan và Hoa Kỳ. Washington không giấu giếm thực tế rằng các cuộc diễn tập quân sự được hình thành nhằm luyên tập hành động chung của Hoa Kỳ và Thái Lan trong trường hợp có nguy cơ đe dọa từ các đối thủ của Mỹ trong khu vực. Có thể dễ dàng cho rằng vào thời điểm đó, Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và Lào được coi là những đối thủ như vậy. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, số lượng các nước tham gia cuộc tập trận Rắn hổ mang vàng tăng lên hàng năm.
Năm nay, đại diện của 30 quốc gia đang tham gia Cobra Gold với tổng cộng 7.394 quân nhân. Phần lớn số họ là đại diện Hoa Kỳ - 6.000 người. Các quân nhân Singapore, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ trực tiếp tham gia cuộc tập trận quân sự này. Còn đại diện Trung Quốc, Ấn Độ, Australia sẽ tham gia diễn tập phòng thủ dân sự ảo. Việt Nam tham gia giải Cobra Gold với tư cách quan sát viên cũng như đại diện các quốc gia châu Âu như Pháp, Đức, Anh.
Theo chương trình của cuộc diễn tập hiện tại, sẽ có các cuộc tập trận chỉ huy-tham mưu, bao gồm huấn luyện tương tác của các lực lượng lớn để chống nguy cơ đe dọa trên đất liền, trên biển, cũng như trên không, không gian mạng và vũ trụ. Vũ trụ là một vấn đề mới trong chương trình diễn tập. Nó quan trọng bởi vì hiện nay thực sự có vấn đề: làm thế nào để giải quyết hậu quả các hiện tượng vũ trụ như bão mặt trời hoặc bão địa từ, ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự bằng cách làm gián đoạn tín hiệu liên lạc và vệ tinh.
Theo chương trình của cuộc diễn tập hiện tại, sẽ có các cuộc tập trận chỉ huy-tham mưu, bao gồm huấn luyện tương tác của các lực lượng lớn để chống nguy cơ đe dọa trên đất liền, trên biển, cũng như trên không, không gian mạng và vũ trụ. Vũ trụ là một vấn đề mới trong chương trình diễn tập. Nó quan trọng bởi vì hiện nay thực sự có vấn đề: làm thế nào để giải quyết hậu quả các hiện tượng vũ trụ như bão mặt trời hoặc bão địa từ, ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự bằng cách làm gián đoạn tín hiệu liên lạc và vệ tinh.
Tại sao Hoa Kỳ lại quyết định tham gia cuộc diễn tập này một cách rất nghiêm trọng thế này? Sau cuộc đảo chính quân sự ở Thái Lan năm 2014, quan hệ giữa hai nước xấu đi nghiêm trọng do Washington chỉ trích sự thay đổi chính quyền phi dân chủ ở Bangkok. Kể từ đó, chính quyền Bangkok không thay đổi, các vị tướng quân đội vẫn đang cai trị đất nước này.
Đô đốc John Aquilino, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã cho biết khi phát biểu tại lễ khai mạc:
“Thông qua Cobra Gold, chúng tôi đang thể hiện quyết tâm cùng nhau ứng phó để giữ gìn vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở cửa để tất cả các quốc gia có thể gìn giữ hòa bình, ổn định và thịnh vượng”.
Yếu tố Trung Quốc
Tuyên bố của đô đốc Hoa Kỳ không giải thích bất cứ điều gì. Kể từ năm 2017, Hoa Kỳ vẫn cố tuyên truyền khái niệm “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở” của mình.
Nhưng quan trọng hơn những "lời tuyên truyền" này là một điều khác. Bằng cách cắt đứt quan hệ với Thái Lan vào năm 2014, Washington đã góp phần khách quan vào việc mở rộng hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Bangkok và Bắc Kinh. Chính phủ Thái Lan đã nhất trí với Bắc Kinh về việc cung cấp xe tăng và tàu ngầm, đồng thời yêu cầu xem xét việc thành lập cơ sở sửa chữa thiết bị quân sự Trung Quốc tại Thái Lan. Ngày nay Trung Quốc là nhà cung cấp thiết bị quân sự hàng đầu cho Thái Lan, thành công hất cẳng Hoa Kỳ khỏi lĩnh vực này. Nhà Trắng không hề ưa thích quan hệ gần gũi giữa Bangkok và Bắc Kinh này.
Đối với việc tập trận quân sự chung, những hoạt động tương tự cũng có trong thực tiễn quan hệ Trung-Thái. Như thế, kể từ năm 2015 hai nước đã tổ chức các cuộc tập trận chung “Falcon Strike” (Tấn công bằng chim ưng) với lực lượng không quân hai nước này. Cuộc tập trận Falcon Strike 2022 gần đây nhất đã diễn ra hồi tháng 8 năm ngoái.
Tại cuộc tập trận Cobra Gold, các đại biểu Trung Quốc có cơ hội nghiên cứu cận cảnh đối thủ tiềm tàng của họ là Quân đội Mỹ, đó là lý do tại sao họ đến với cuộc tập trận như vậy.
Còn Lầu Năm Góc thì mơ ước khôi phục quan hệ quân sự trước đây với Thái Lan, hy vọng rằng các cuộc diễn tập hiện tại sẽ góp phần vào việc này.
Còn Lầu Năm Góc thì mơ ước khôi phục quan hệ quân sự trước đây với Thái Lan, hy vọng rằng các cuộc diễn tập hiện tại sẽ góp phần vào việc này.
Do đó, không hoàn toàn rõ ràng ai sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ các cuộc diễn tập và ai sẽ bị “rắn hổ mang cắn”. Nhưng rõ ràng là tình hình căng thẳng vẫn tồn tại trong khu vực và các tình huống xung đột, kể cả xung đột giữa các quốc gia tham gia cuộc tập trận này, vẫn còn tiếp diễn.