Cụ thể, Tổ công tác số 1 do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam; các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Tổ công tác số 2 do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan: Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; các địa phương: Thành phố Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.
Tổ công tác số 3 do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan: Văn phòng Trung ương Đảng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ, Ủy ban dân tộc, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thông tấn xã Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam; các địa phương: Thành phố Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.
Tổ công tác số 4 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng, kiểm tra các địa phương gồm Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình.
Tổ công tác số 5 do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Tổ trưởng, kiểm tra các địa phương gồm Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu.
Thành phần tham gia các Tổ công tác của Lãnh đạo Chính phủ gồm Lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và một số cơ quan liên quan. Thành phần cụ thể từng Tổ công tác do Tổ trưởng quyết định.
Nhiệm vụ của Tổ công tác tổ rà soát, tổng hợp khó khăn, vướng mắc; phân tích nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư công, nhất là dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Kiến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; hướng dẫn thực hiện thống nhất quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định có liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công.
Đồng thời, xem xét trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, rà soát, xử lý các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư công tại từng bộ, cơ quan, địa phương, trong đó có trách nhiệm người đứng đầu.
Báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất, kiến nghị cụ thể các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, gửi Thủ tướng Chính phủ trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra đối với bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Tổ công tác có quyền yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu, cử cán bộ phối hợp thực hiện và giải quyết vướng mắc. Tổ trưởng Tổ công tác lựa chọn trực tiếp kiểm tra tại một số Bộ, cơ quan, địa phương thuộc Tổ công tác và có hình thức kiểm tra phù hợp với các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương còn lại; xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, làm việc tìm hiểu kỹ thực trạng, xác định rõ các vướng mắc, điểm nghẽn ở cơ sở, thẩm quyền giải quyết.
Trên cơ sở đó trực tiếp chỉ đạo giải quyết tháo gỡ các vướng mắc hoặc tổng hợp các vướng mắc vượt thẩm quyền để báo cáo cấp có thẩm quyền, bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả.