Theo nhà nghiên cứu Nga về các vấn đề Đông Nam Á Grigory Lokshin, có từ 90 đến 500 hòn đảo và đảo san hô ở Biển Đông, trong đó chỉ có 48-50 đảo phù hợp cho sự sống. Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, có khoảng 250 rạn san hô và đảo nhỏ ở Biển Đông, và gần như chỉ 70 trong số đó hiện có công dân của năm quốc gia - Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaixia, Brunây.
Ở Trung Quốc, tất cả các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đều được gọi là lãnh thổ quốc gia. Ngay cả trước khi thành lập nước CHND Trung Hoa, lãnh đạo cầm quyền lúc bấy giờ của Quốc dân đảng công bố một bản đồ trên đó vẽ đường chín đoạn thuộc lãnh thổ của mình ở Biển Đông. Ngày nay, phía Trung Quốc trưng bày bản đồ này ở khắp mọi nơi và thậm chí gửi đến Liên Hợp Quốc như một tài liệu chính thức. Nhưng cả trong những năm 1940 và hiện nay, cộng đồng quốc tế đều không công nhận những yêu sách này. Vào năm 2016, Tòa án Quốc tế ở The Hague đưa ra một phán quyết riêng về vấn đề này, trong đó công nhận các yêu sách của Bắc Kinh là bất hợp pháp.
Tuy nhiên, Bắc Kinh tiếp tục coi những hòn đảo này là của mình và thực hiện các bước để củng cố vị thế của mình trên các đảo. Phương pháp chính ở đây là biến các rạn san hô và đá thành những hòn đảo có người ở với cơ sở hạ tầng hiện đại. Bắc Kinh hy vọng củng cố yêu sách chủ quyền của mình ở vùng biển tranh chấp bằng cách thúc đẩy phát triển kinh tế, năng lực sản xuất và chất lượng cuộc sống của cư dân địa phương. Trên bảy đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Trung Quốc xây dựng các sân bay, khách sạn, tòa nhà dân cư, cửa hàng, v.v.
Hầu hết các đảo ở Biển Đông đều cách xa đất liền Trung Quốc, việc trang bị vũ khí cho các đảo này để chúng có thể sống độc lập và thực hiện các chức năng bảo vệ chủ quyền quốc gia của nước CHND Trung Hoa là rất cần thiết.
Các nhà khoa học từ Đại học Hàng không Dân dụng Trung Quốc ở Thiên Tân tính toán chi phí phát triển các đảo sẽ vào khoảng từ 6 đến 20 tỷ nhân dân tệ (870 triệu đến 2,9 tỷ USD), tùy thuộc vào số lượng đảo.
Tiết kiệm chi phí hoặc lý do thỏa hiệp
Công việc xây dựng bến cảng, nhà kho mới và duy trì các chuyến bay thường xuyên giữa Trung Quốc đại lục và 20 sân bay của các hòn đảo sẽ cần tới 20 tỷ nhân dân tệ. Rất nhiều tiền, và các nhà khoa học đề xuất chỉ chi cho 17 hòn đảo.
Đề xuất của các chuyên gia từ Đại học Hàng không Dân dụng Trung Quốc có thể được xem xét không chỉ từ quan điểm kinh tế. Xét cho cùng, nó có thể trở thành cơ sở để Bắc Kinh từ chối mở rộng quyền kiểm soát trên thực tế đối với các đảo, và điều này chỉ còn một bước nữa là dẫn đến việc công nhận nguyên trạng ở Biển Đông. Ví dụ như Việt Nam kiểm soát khoảng 50 điểm trong vùng biển này, cũng được trang bị và có đơn vị đồn trú. Quân đội trong các đơn vị đồn trú này quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ở quy mô nhỏ hơn, nhưng cũng có sự kiểm soát đối với các đảo riêng lẻ từ Philippines, Brunei, Malaysia.
Như vậy, nếu Bắc Kinh xét thấy có thể không vung tiền mở rộng sự hiện diện ở Biển Đông và hài lòng với những gì mình có thì đây sẽ là tiền đề để giảm căng thẳng trong khu vực.