Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Tàu Trung Quốc ngăn tàu Philippines kéo vật thể lạ ngoài Biển Đông

© AP Photo / Bullit Marquez, FileCảnh sát biển Trung Quốc
Cảnh sát biển Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.11.2022
Đăng ký
Cảnh sát biển Trung Quốc đã ngăn cản quân đội Philippines thu hồi các mảnh vỡ từ cái được cho là tên lửa Trường Chinh 5 của Trung Quốc, được sử dụng hồi cuối tháng 10 để phóng một mô-đun tới trạm quỹ đạo quốc gia Tiangong đang được xây dựng của Trung Quốc.
Đây là tuyên bố của người đứng đầu Bộ Tư lệnh phía Tây của Quân đội Philippines, Phó Đô đốc Alberto Carlos, hôm thứ hai. Ông lưu ý rằng phía Trung Quốc đã lấy vật thể được tìm thấy.

Philippines nói rằng vụ việc ở Biển Đông liên quan đến Trung Quốc

“Bộ Tư lệnh Miền Tây nhận được báo cáo từ Căn cứ Hải quân Emilio Liwang vào ngày 20/11 rằng vào khoảng 05:45 giờ Hà Nội, quân đội đã phát hiện qua camera một vật thể trôi nổi không xác định cách đảo Pag-asa khoảng 730 m về phía Tây”, - Thông tấn xã Philippines dẫn lời ông.

Theo ông, đó là một vật thể bằng kim loại, tương tự như vật thể được phát hiện cách đây hai tuần ngoài khơi đảo Busuanga. Khi đó, người ta cho rằng đó có thể là một mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh-5.
Sau đó, Carlos lưu ý, quân đội đã đi thuyền tiếp cận vật thể được phát hiện và dùng dây cáp kéo nó về căn cứ.
"Tuy nhiên, khi đội căn cứ Emilio Liwang đang kéo vật thể nổi, họ nhận thấy tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đang tiến đến vị trí của họ, sau đó tàu này đã hai lần chặn đường của họ. Con tàu sau đó đã hạ xuồng bơm hơi xuống," ông nói thêm, nhấn mạnh thủy thủ đoàn của tàu Trung Quốc đã cắt cáp và lai dắt vật thể nổi về tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc.
Theo ghi nhận, không có quân nhân Philippines nào bị thương, họ quay trở lại căn cứ, bởi tình hình "không phải là vấn đề sống còn". Trả lời câu hỏi về việc, liệu Philippines đã bày tỏ phản đối hay chưa, Bộ Ngoại giao nước này cho biết họ đang chờ báo cáo chi tiết về vụ việc.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2022
Biển Đông
Chuyến thăm Philippines của Phó Tổng thống Mỹ có thể châm ngòi căng thẳng ở Biển Đông

Tranh chấp Biển Đông

Căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo. Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn.
Tại các Hội nghị, họp báo quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn thể hiện rõ lập trường của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Hà Nội nhiều lần tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên COC.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала