Các nước G7 có thể hạ mức trần đối với giá dầu của Nga

MOSKVA (Sputnik) - Lập trường của các nước G7 và Liên minh châu Âu liên quan đến việc điều chỉnh mức giá trần đối với dầu của Nga hiện đang hoàn toàn trái ngược nhau, vì vậy quyết định thay đổi mức giá vào tháng 3 có thể bị hoãn lại.
Sputnik
Theo ý kiến của ông Yevgeny Mironyuk, chuyên gia về thị trường chứng khoán của công ty BCS World of Investments nói với Sputnik, họ cũng có thể đưa ra một phương án thỏa hiệp là chỉ giảm giới hạn giá một cách tượng trưng, tức là mức giá trần sẽ giảm 5 USD, tương đương 55 USD/thùng.
“Do quan điểm của các nước ủng hộ thỏa thuận áp giá trần hiện nay khác nhau hoàn toàn nên có thể xảy ra tình trạng chậm đưa ra quyết định hoặc lựa chọn phương án thỏa hiệp là giảm tượng trưng 5 USD, xuống mức giá 55 USD/thùng”, - chuyên gia cho biết.
Đầu tháng 3, Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ Elizabeth Rosenberg nói với Sputnik rằng các nước G7 dự định sửa đổi mức giá trần đối với dầu của Nga vào tháng 3. Sau đó, các phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin Ba Lan và Litva đề xuất giảm giá dầu từ 60 USD xuống 51,45 USD/thùng. trong khi đó các nước G7, cụ thể là Hoa Kỳ, có ý định duy trì mức trần như cũ.
Về kế hoạch G7 áp giá trần đối với dầu của Nga
Ông Mironyuk đặc biệt lưu ý đến lập trường của Mỹ được Tổng thống Joe Biden phát biểu tại cuộc gặp với người đứng đầu Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen, trong đó ông xác nhận mong muốn giữ nguyên mức giá trần hiện tại đối với dầu của Nga. Chuyên gia giải thích rằng quan điểm như vậy là hợp lý do nền kinh tế Mỹ phụ thuộc nhiều vào giá dầu thế giới.

"Cũng vào tháng 3 Nga quyết định cắt giảm sản lượng khai thác 500 nghìn thùng mỗi ngày. Theo tính toán được Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đưa ra trước đó, mức giá 60 USD/thùng vẫn giúp các công ty Nga tiếp tục có lãi. Nếu quy định mức hạn chế chặt chẽ hơn thì có thể khiến họ tiếp tục giảm sản lượng khai thác, mặc dù điều này chưa được các quan chức Nga xác nhận. Hậu quả là giá dầu trên các sàn giao dịch quốc tế có thể tăng đến mức có khả năng kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Mỹ và EU", - ông Mironyuk nói thêm.

Đối với các nền kinh tế của Ba Lan và Litva, tuy cũng phụ thuộc vào giá năng lượng, nhưng tác động của giá dầu đối với tốc độ tăng trưởng GDP của họ không lớn bằng những nước nói trên. trong quan hệ của họ với Nga quan điểm chính trị mới là cơ bản, chuyên gia kết luận.
Thảo luận