Một trong những ví dụ rõ ràng nhất về hậu quả thảm khốc mà bà Zorka Vukmirović chỉ ra là vụ đánh bom uranium nghèo xuống trạm viễn thông gần thành phố Vrane ở miền nam Serbia hồi mùa xuân năm 1999. Hậu quả đối với những công nhân dọn dẹp khu vực xung quanh cơ sở bị phá hủy là 7 người trong số họ đã chết vì ung thư, người thứ tám cũng đã mắc bệnh hiểm nghèo.
Theo bà, điều cực kỳ quan trọng là tìm ra những nơi vẫn còn ô nhiễm, bởi vì vẫn con người sống ở đó, họ dùng thực phẩm và nước ở đó trong cuộc sống hàng ngày.
“Hậu quả tồi tệ nhất là tất cả lượng uranium rải xuống xâm nhập vào nước ngầm theo mưa có thể gây nguy hiểm cho nguồn nước uống. Số lượng các địa điểm được biết lớn nhất nằm dọc theo biên giới với Albania và những địa điểm này chủ yếu thuộc về nguồn nước của sông Drin. Nghĩa la nước sẽ vào biển Adriatic”, - chuyên gia Serbia nói.
Bà Vukmirović nhấn mạnh rằng điều cần thiết là phải làm sạch đất bị ô nhiễm trên khắp Serbia và xử lý chất thải đúng cách để mọi người dân có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh.
Người đối thoại của Sputnik lưu ý với sự tiếc nuối rằng số lượng chính xác các trường hợp ung thư do bom đạn có uranium nghèo vẫn chưa được biết. Dữ liệu chưa được thu thập một cách có hệ thống.
Theo Viện Y tế xã hội, cho đến năm 2014, ở Serbia đã có 35319 người mắc bệnh ung thư, 20806 người đã chết. Đây là hơn 5.000 ca/1 triệu dân, cao hơn 2,8 lần so với mức trung bình của thế giới. Năm 2016 có 22.004 người chết, con số này cao hơn 60,8% so với năm 1991. Với tỷ lệ tử vong tăng hàng năm là 2,8%, điều này đã đưa Serbia lên đứng đầu danh sách các nước có tử vong do ung thư cao nhất trên thế giới. Ví dụ ở Hoa Kỳ, quốc gia đã để lại hàng tấn uranium nghèo cho người Serbia, tỷ lệ này đang giảm xuống, cùng thời gian này, tỷ lệ mắc bệnh giảm 0,6% và tỷ lệ tử vong giảm 1,6%.