Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

"Chúng tôi giữ bí mật chuyện đó". Ở Mỹ kể lại việc che giấu về đạn uranium

MOSKVA (Sputnik) - Mỹ đang cố gắng che đậy thông tin về cấp độ nguy hiểm cao của loại đạn chứa chất uranium nghèo đối với thành phần dân sự, sĩ quan tình báo thủy quân lục chiến Mỹ về hưu Scott Ritter cho biết trong cuộc phỏng vấn với kênh YouTube US Tour of Duty.
Sputnik

"Hoa Kỳ và Vương quốc Anh vẫn nói: “Không, không không, chúng tôi cần loại vũ khí giá rẻ để diệt xe tăng, chứ không quan tâm đến giá cả trong những việc liên quan đến sinh mạng con người”. Thật ra là chúng tôi thường xuyên che giấu (những số liệu chứng tỏ độ độc hại về hiệu ứng do loại vũ khí đó gây ra). Tôi hiểu vì sao người Nga lại kích động đến thế", - chuyên gia nhận xét.

Ritter nhắc lại rằng khi một viên đạn như vậy bắn trúng mục tiêu thì nó sẽ bốc hơi. Việc này dẫn đến khả năng các hạt phóng xạ nguy hiểm lọt vào cơ thể con người, làm người đó ngộ độc rồi sau này có thể lây nhiễm chất độc cho vợ con anh ta. Ngoài ra, theo cựu sĩ quan tình báo, con người ta có thể bị ảnh hưởng khi hít phải các hạt nguy hiểm lắng đọng trên mặt đất tại nơi sử dụng những loại đạn này.
Như viên sĩ quan chỉ rõ, Washington nhận thức được tác động hủy diệt của loại vũ khí như vậy, nhưng che giấu tính chất độc hại của chúng do giá thành sản xuất rẻ.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ông Medvedev: việc cung cấp vũ khí nước ngoài tới Ukraina khiến ngày tận thế hạt nhân đến gần hơn

"Người Nga coi đó là một hành vi gây hấn ngu muội nữa của phương Tây chống lại người dân Ukraina", - Ritter tóm lược ý kiến.

Trước đó, Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Anh, bà Annabel Goldie cho biết, ngoài xe tăng Challenger 2, London sẽ cung cấp đạn dược cho LLVT Ukraina, bao gồm cả đạn xuyên giáp chứa chất uranium nghèo.
Khi đạn uranium nghèo được sử dụng, bụi phóng xạ sẽ lắng xuống mặt đất, đây là chất cực kỳ độc hại và không thể khử nhiễm. Việc sử dụng loại đạn như vậy có thể dẫn đến sự bùng phát các căn bệnh ung thư. Quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng uranium nghèo trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991, trong cuộc ném bom Nam Tư năm 1999 và sau khi xâm lược Iraq năm 2003.
Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo rằng Nga sẽ đáp trả việc cung cấp như vậy một cách phù hợp.
Thảo luận