"Các thành viên NATO tuân thủ các quy tắc và luật pháp quốc tế trong mọi việc họ làm để hỗ trợ Ukraina", - ông Stoltenberg nói với Agence France-Presse khi được hỏi về kế hoạch của Anh và phản ứng tương ứng từ Nga.
Thứ trưởng Quốc phòng Anh Annabel Goldie trước đó cho biết London sẽ chuyển đạn dược chứa uranium nghèo cho Ukraina. Người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby cho biết Mỹ sẽ không gửi vũ khí uranium nghèo tới Ukraina, nhưng họ tự tin chúng không gây ra mối đe dọa phóng xạ, theo ông, đây là "vũ khí thuộc loại thông thường và được sử dụng trong nhiều thập kỷ".
Hậu quả của việc sử dụng uranium nghèo
Souad Al-Azzawi, tiến sĩ về kỹ thuật địa sinh thái từ Trường Mỏ Colorado, Hoa Kỳ, cho biết việc sử dụng phốt pho trắng và uranium nghèo của quân đội Hoa Kỳ ở Iraq dẫn đến sự gia tăng gấp sáu lần số ca ung thư và các bệnh liên quan với phóng xạ.
Uranium tự nhiên bao gồm chủ yếu là các đồng vị uranium-238 (khoảng 99,3%) và uranium-235 (khoảng 0,7%). Uranium nghèo là uranium còn lại sau khi tách uranium-235 khỏi do quá trình làm giàu. Tuy nhiên, 0,2 - 0,3% uranium-235 vẫn còn trong uranium nghèo. Uranium có mật độ gần bằng vonfram. Điều này cho phép các quả đạn nhỏ hơn có sức nổ bằng với hầu hết các quả đạn thông thường khác đồng thời giảm lực cản khí động học. Uranium nghèo được sử dụng trong lõi của cái gọi là đạn xuyên giáp cỡ nòng phụ, có động năng cao. Vì uranium là chất tự cháy (các hạt nhỏ của nó tự bốc cháy trong không khí), nên các quả đạn có tác dụng phá hủy vỏ giáp lớn hơn đáng kể so với các quả đạn có lõi làm từ vonfram.
Độ phóng xạ của uranium nghèo thấp hơn so với quặng uranium tự nhiên. Nhưng, giống như các kim loại nặng khác, uranium là chất độc. Theo số chuyên gia, tổn thương gen gây ung thư có thể liên quan đến cơ chế tăng cường lẫn nhau về độc tính hóa học của các hạt uranium đi vào cơ thể, và mặc dù tương đối yếu nhưng vẫn là phóng xạ uranium.