Việt Nam: 30,9 tỷ USD “chôn” trong trái phiếu

Theo cập nhật mới nhất báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á trình bày kết quả của khảo sát thanh khoản thị trường trái phiếu AsianBondsOnline năm 2022, ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, 30,9 tỷ USD trái phiếu ở Việt Nam cần có công cụ phòng ngừa rủi ro.
Sputnik
Thị trường trái phiếu Việt Nam gặp nhiều biến động thời gian qua. Như Sputnik đề cập, thị trường trái phiếu doanh nghiệp được “giải cứu” sau khi Chính phủ ban hành nghị định số 08 sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán ra thị trường quốc tế.

Thị trường trái phiếu sụt giảm

Theo báo cáo Giám sát Trái phiếu châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), trong quý 4/2022, tổng lượng trái phiếu bằng đồng nội tệ (LCY) của khu vực tăng 1,2% so với quý trước, lên 23,2 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 12.
Tổng lượng trái phiếu chính phủ đang lưu hành trong khu vực đạt 14,8 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2022, trong khi trái phiếu doanh nghiệp đạt 8,4 nghìn tỷ USD.
Lượng phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ trong khu vực giảm 6,7% trong Quý 4 của năm 2022, xuống còn 2,2 nghìn tỷ USD.
“Cả phân khúc trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp đều chứng kiến sự sụt giảm trong khối lượng phát hành so với quý cùng kỳ năm trước, do chính phủ đã hoàn thành phần lớn nhu cầu vay mượn trong Quý 3 và các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp tìm cách tránh chi phí vay đang gia tăng”, - theo ADB.
11 ngân hàng Việt Nam bị ‘sờ gáy’ về vi phạm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Tăng trưởng của thị trường trái phiếu bền vững trong khu vực ASEAN cùng với Trung Quốc; Hồng Kông, Trung Quốc; Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN+3) đã chậm lại ở mức 36,7%, nhưng vẫn nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung của thị trường trái phiếu. Tổng lượng trái phiếu bền vững trong khu vực ASEAN+3 đạt 589,3 tỷ USD vào cuối năm 2022.
Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm các nền kinh tế thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); Trung Quốc; Hồng Kông, Trung Quốc và Hàn Quốc.

30,9 tỷ USD trái phiếu ở Việt Nam cần có công cụ phòng ngừa rủi ro

Tăng trưởng của thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam được đẩy nhanh, đạt 6,5% so với quý trước nhờ gia tăng phát hành trái phiếu kho bạc và trái phiếu có bảo lãnh chính phủ.
“Tính chung cả năm, thị trường đã tăng 19,6%, đạt 105,7 tỷ USD vào cuối tháng 12 năm 2022”, - ADB nhấn mạnh.
Tổng lượng trái phiếu chính phủ của Việt Nam tăng 9,9% lên 74,8 tỷ USD. Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành là 30,9 tỷ USD.
Riêng trong Quý 4/2022, báo cáo ADB ghi nhận hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam trong quý 4 năm 2022 đã giảm đáng kể 92,3% so với quý trước xuống còn 3.844,7 nghìn tỷ đồng.
Việt Nam đã tháo thành công ngòi nổ ‘quả bom’ trái phiếu?
Chỉ có 17 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong quý, tất cả đều được phát hành riêng lẻ và được phát hành bởi tổng cộng 10 công ty.

“Do hầu hết trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam được phát hành thông qua phát hành riêng lẻ, việc thực thi Nghị định 65 vào tháng 9 đã kéo tổng lượng phát hành trong quý suy giảm”, - ADB cho hay.

Theo dữ liệu của ADB, trong Quý 4 năm 2022, tổng dư nợ trái phiếu bằng nội tệ của 30 tổ chức phát hành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam đạt 469,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 64,3% tổng LCY toàn thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
“Phần lớn trong số 30 công ty phát hành hàng đầu là từ lĩnh vực ngân hàng, có tổng dư nợ tương đương 80,9% tổng dư nợ của top 30 tổ chức phát hành. Lĩnh vực bất động sản có tỷ trọng lớn thứ hai với 10,7%, tương đương 50,4 nghìn tỷ đồng”, - nhóm nghiên cứu chỉ rõ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận ra những rủi ro

Điểm lại chính sách đáng chú ý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), ADB cho biết, NHNN đã tăng chỉ tiêu tín dụng của hệ thống ngân hàng thêm 1,5–2,0% từ mức 14% trước đó.
Theo trước đó, các chính sách tăng lãi suất đã gây ra một cuộc khủng hoảng tín dụng trong thị trường tài chính và bất động sản trong nước.
Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng đảm bảo thanh khoản tốt và khả năng cung cấp các dịch vụ tín dụng lãi suất phù hợp là đủ điều kiện để tăng giới hạn tín dụng.
Chính sách mới nhằm cân đối nguồn vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào các động lực tăng trưởng kinh tế như sản xuất và lĩnh vực kinh doanh.
“Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận ra những rủi ro đi kèm với việc mở rộng tín dụng và sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình quốc tế và thị trường trong nước và thực hiện các biện pháp thích hợp đảm bảo thanh khoản, an toàn hoạt động và khả năng thanh toán cho các tổ chức tham gia thị trường”, - báo cáo nhận định.
Đã có cách xử lý ‘quả bom to’: Việt Nam ban hành quy định mới về trái phiếu
Nhìn nhận về bối cảnh vĩ mô, theo báo cáo của ADB, từ tháng 12 năm 2022 tới tháng 1 năm 2023, những điều kiện bất lợi về kinh tế giảm bớt và việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) mở cửa trở lại đã tạo đà tăng cho các thị trường vốn cổ phần, thu hẹp phí bảo hiểm rủi ro, củng cố các đồng tiền và thúc đẩy dòng vốn đầu tư gián tiếp vào khu vực.
Từ tháng 2 tới đầu tháng 3, các điều kiện tài chính của khu vực bị suy yếu do sự không chắn chắn đối với chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ và sự bất ổn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng của Hoa Kỳ và châu Âu.
Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park cho biết, sự bất ổn gần đây trong hệ thống ngân hàng của Hoa Kỳ và châu Âu đã làm nổi bật tầm quan trọng của việc có đủ vùng đệm thanh khoản trong bối cảnh các điều kiện tài chính bị thắt chặt. Bảng cân đối kế toán của các công ty bị suy yếu khi giá trị tài sản giảm do lãi suất tăng.
“Căng thẳng thanh khoản có thể xảy ra khi các công ty không thể tái cấp vốn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách kịp thời”, - chuyên gia lưu ý.
Thảo luận