Các vấn đề trong ngành ngân hàng của Hoa Kỳ bắt đầu vào ngày 10 tháng 3 sau khi cơ quan quản lý bang California đóng cửa Ngân hàng Silicon Valley, một trong 20 ngân hàng thương mại lớn nhất Hoa Kỳ. Đây là vụ phá sản ngân hàng nghiêm trọng nhất ở Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008. Ngoài ra, nhà chức trách cũng đã đóng cửa Ngân hàng Signature Bank New York do rủi ro hệ thống và tuyên bố đóng cửa ngân hàng Silvergate định hướng giao dịch tiền điện tử.
Biến động cũng ảnh hưởng đến khu vực ngân hàng châu Âu. Một đơn vị tầm cỡ ở Thụy Sĩ như Credit Suisse cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Kết quả đã có thông báo tổ chức tài chính này sẽ được ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ là UBS sáp nhập. Vụ giao dịch nói trên được cho là trị giá 3,2 tỷ USD.
Ông Susin cho biết hiện tượng khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng Mỹ và châu Âu là hệ quả rủi ro lãi suất do việc tăng lãi suất cơ bản của các cơ quan quản lý tài chính hàng đầu.
"Với biện pháp kích thích cho vay rộng rãi và lạm phát tăng vọt, việc xuất hiện những hiện tượng nói trên chỉ còn là vấn đề thời gian. Kết cục là một số tổ chức tài chính đã quá bất cẩn với rủi ro lãi suất", - chuyên gia nói.
Hệ thống ngân hàng phương Tây sẽ thoát khỏi tình trạng này nhanh đến mức nào và chịu tổn thất lớn đến đâu phụ thuộc vào việc lãi suất cơ bản sẽ duy trì ở mức cao trong bao lâu, chuyên gia nhận định. Ông nói thêm rằng vấn đề vẫn chưa được giải quyết, bởi vì rủi ro ổn định tài chính đã bộc lộ nhưng lạm phát vẫn ở mức cao.
"Trong khi đó, lạm phát có vẻ như đã được "chấn chỉnh", đã ổn định lại nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức 2% như FED mong muốn. Người tiêu dùng chi tiêu vượt quá số tiền tiết kiệm tích lũy được trong những năm trước, dẫn đến nhu cầu gia tăng, thiếu chỗ làm và tiền lương phải trả cao hơn, kết quả là làm lạm phát tăng cao. Chính vì vậy nên chính sách tiền tệ của các cơ quan quản lý tài chính vẫn thắt chặt và không kích thích được nền kinh tế", - chuyên gia nhận định.
"Do vậy nên nhiều khả năng là chúng ta sẽ phải chứng kiến tình trạng suy thoái (GDP giảm trong nhiều quý) ở các nền kinh tế phương Tây - một cuộc suy thoái quy mô lớn về địa lý. Lạm phát sẽ không chững lại nếu không có suy thoái, tất cả phụ thuộc vào diễn biến tình hình. Cho đến nay, chúng ta mới chỉ thấy những “cánh én báo hiệu” (suy thoái) đầu tiên ở những nền kinh tế phương Tây vừa phải đối mặt với rủi ro lãi suất", - ông Susin tổng kết.